7 điều những người thành công thường làm trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ bạn thường làm gì? Lướt Facebook? Ăn khuya? Bù đầu giữa đống deadline? Vậy thì có lẽ bạn sẽ cân nhắc lại sau khi đọc bài viết này.

nguava

 

Bạn có từng trải qua tình cảnh sau một ngày dài, cho tới tận lúc nằm trên giường thao thức, bạn mới nhận ra rằng ngày hôm nay đã bị lãng phí ra sao, và những dự định đầy hào hứng đầu ngày còn chưa hoàn thành phân nửa?

Vậy thì rất có thể thứ bạn cần làm trước khi đi ngủ không phải là tự 'sỉ vả' bản thân, mà là thay đổi các thói quen của mình.

1. Đi ngủ vào một giờ nhất định

ngu1

 

Ngủ vào một giờ cố định cũng có nghĩa là bạn đã cân nhắc một khoảng thời gian đủ để nghỉ ngơi, và việc này sẽ giúp bạn thức dậy với tinh thần sảng khoái hơn vào sáng hôm sau.

Theo Laura Vanderkam - chuyên gia quản lý thời gian đồng thời là tác giả sách self-help về quản lý  thời gian:

'Việc có cho mình một giờ ngủ nhất định có nghĩa là bạn sẽ không mất thời gian 'mặc cả' với bản thân mỗi tối về việc mình sẽ ngủ lúc mấy giờ nữa'. 

Ngủ sớm và đúng giờ sẽ tạo một đồng hồ sinh hoạt khoa học, tránh việc bạn luôn 'mắt nhắm mắt mở' và cảm thấy cần phải ngủ bù vào ngày hôm sau. 

2. Đặt giờ đi ngủ

ngu2

 

Điều này nghe có vẻ khá kỳ quặc, bởi chúng ta thường quen đặt chuông báo thức chứ ít ai lại đặt giờ cho việc ngủ. 

Nhưng nó chính là một cách để nhắc nhở và tạo thành 'nếp' cho tâm trí - mỗi khi tiếng chuông vang lên, ta biết rằng giờ ngủ đã đến.

Có thể ta sẽ không ngủ được ngay vào giờ ấy trong những hôm đầu tiên, nhưng việc lên giường và cố gắng chợp mắt vào cùng một giờ sẽ dần tạo thành thói quen cho bạn. 

3. Đặt báo thức - một cách thực tế

ngu3

 

Tại sao lại nói rằng chúng ta phải đặt báo thức một cách thực tế hơn?

Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta có thói quen đặt một vài, đôi khi là hàng chục giờ báo thức - mỗi lần cách nhau 5 phút. 

Theo Vanderkam, việc đặt báo thức lại chính là điều tồi tệ nhất ta có thể làm cho buổi sáng của mình.

Hãy thử tưởng tượng xem, tâm trí của bạn nghe thấy chuông báo thức, nhưng nó biết rằng nó sẽ không phải thức dậy ngay lúc ấy, và đương nhiên cơ thể cũng giúp 'kích hoạt' để não bộ tỉnh táo hơn.

Giấc ngủ 'nướng' khi ấy vừa không thoải mái vì bạn luôn chập chờn giữa mơ và tỉnh, nhưng bạn cũng không sao thức dậy và làm được gì khác.

Giấc ngủ kiểu này thường chỉ khiến cơ thể mệt mỏi hơn gấp nhiều lần khi tỉnh lại. 

4. Tắt các thiết bị điện tử

ngu4

 

Trước khi đi ngủ, hãy tắt kết nối mạng của điện thoại, tắt máy tính, TV và tốt nhất là hãy tắt cả mạng wi-fi, bởi wi-fi có thể gây ra những tác hại không ngờ cho sức khỏe của bạn

Việc tắt các thiết bị điện tử là một cách để khiến tâm trí được nghỉ ngơi trọn vẹn, hạn chế các sóng vô tuyến gây hại và giúp bạn không còn cảm giác bồn chồn nếu điện thoại vẫn liên tục có các thông báo đến từ tin nhắn hay Facebook.

'Một điều mà những người thành công không bao giờ làm trước khi đi ngủ, đó là quay cuồng giữa những email, tin nhắn và công việc' - Michael Kerr, một tác giả và diễn giả kinh doanh quốc tế chia sẻ với tạp chí Business Insider.

5. Đọc

ngu5

 

Bạn có thể đọc bất cứ thứ gì - sách, báo, tạp chí..., nhưng một cuốn sách giấy vẫn nên được ưu tiên.

Michael Kerr giải thích rằng việc đọc - dù là cho công việc, giải trí hay vì lẽ gì đi nữa - đều sẽ giúp kích thích khả năng sáng tạo. 

Nhiều nhà lãnh đạo trong kinh doanh tin rằng việc đọc trước khi đi ngủ là rất quan trọng, do trí não còn có thể ghi nhớ trong lúc ngủ nên những kiến thức được đọc vào thời gian này sẽ có điều kiện để hằn sâu vào tâm trí. 

6. Lên lịch cho ngày mới

ngu6

 

Trước khi đi ngủ, hãy lướt qua và tổng kết lại những việc bạn đã làm của ngày hôm đó, kiểm tra xem việc gì còn tồn đọng và việc gì cần hoàn thành trong hôm sau.

Bằng cách này, bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho công việc của hôm sau.

Ví dụ như nếu ngày mai có buổi họp của công ty, bạn có thể chuẩn bị trước những gì cần báo cáo.

Công đoạn này thường không tốn nhiều thời gian, nhưng đem lại cho bạn những lợi ích lớn đến không ngờ.

7. Bàn bạc với người khác về những việc cần làm ngày hôm sau

ngu7

 

Nếu công việc của bạn bao gồm việc hợp tác với người khác, hoặc bạn sẽ phải nhờ đến ai khác để hoàn thành, thì việc trao đổi trước với họ là vô cùng cần thiết.

Ví dụ như nếu bình thường bạn vẫn là người đưa con đi học, nhưng ngày mai công ty bạn lại có việc quan trọng cần bạn có mặt sớm hơn, hãy trao đổi ngay với vợ hoặc chồng mình để được giúp đỡ.

Ngược lại, khi bạn chia sẻ với đồng nghiệp hoặc người bạn đời của mình về kế hoạch của bạn, họ sẽ có thể lựa theo đó và hợp tác với bạn tốt hơn.

Việc này sẽ giúp bạn luôn ở trong thế chủ động và ít khi bị người khác đặt vào tình thế 'tiến thoái lưỡng nan'. 

Mai Hoa

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính