Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe nhưng có thể mang lại tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều.
Cà rốt
Cà rốt có chứa nhiều beta-carotene mà cơ thể có thể chuyển hóa thành vitamin A.
Cơ thể sẽ không bị dư thừa vitamin A vì nó chỉ chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A khi cần thiết.
Tuy nhiên cơ thể dư thừa beta-carotene có thể dẫn tới chứng carotenemia (vàng da). May mắn là chứng vàng da này không gây nguy hiểm và sẽ dần biết mất khi carotene được cơ thể xử lý hết.
Nước
Uống quá nhiều nước có thể gây mất cân bằng điện giải, hạ natri trong máu (còn được gọi là nhiễm độc nước) do thận quá tải,
Một hậu quả khác khi uống quá nhiều nước là gây não sưng lên, tạo áp lực lên hộp sọ.
Mặc dù rất hiếm nhưng cả hai trường hợp này đã xảy ra trên các vận động viên uống quá nhiều nước do cảm giác khát sau khi luyện tập thời gian dài hoặc ở những người mắc bệnh thận.
Cách tốt nhất để biết cơ thể bạn có thực sự cần nhiều nước hay không là ý thức về việc bạn có thực sự cảm thấy khát hay không.
Quả bơ
Bơ chứa nhiều chất xơ và vitamin, có thể giúp giảm cholesterol xấu do thành phần chất béo bão hòa đơn.
Tuy nhiên chất béo thì vẫn là chất béo. Một quả bơ chứa khoảng 240 calo, tức là 10-20% lượng calo một người cần mỗi ngày.
Do đó một người chỉ nên ăn khoảng nửa quả đến một quả bơ mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.
Củ dền đỏ
Người có tiền sử bị sỏi thận chứa oxalate nên hạn chế ăn củ dền hoặc uống nước ép do nước ép củ dền rất manh, không nên uống quá nhiều nếu cơ thể chưa quen.
Uống quá nhiều củ rền có thể gây chóng mặt, khó chịu trong người. Chỉ nên uống từ nửa củ đến một củ mỗi tuần một lần.
Cha mẹ cũng lưu ý không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền để phòng tránh ngộ độc.
Tảo biển
Tảo là thực phẩm giàu vitamin B12 có thể hay thế cho thịt đối với người ăn chay. Nó được quảng bá là siêu thực phẩm giúp giảm cân nhờ thành phần iot và giàu chất xơ.
Tuy nhiên hấp thụ quá nhiều iot có thể gây bệnh tuyến giáp, thậm chí tăng cân trở lại.
Tảo biển cũng có thể chứa nhiều kim loại nặng tùy theo môi trường nuôi trồng.
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Đậu nành rất giàu vitamin B, chất xơ, kali, magie và protein. Nó chứa 9 loại axit amino cần thiết mà cơ thể không tự sản xuất được.
Tuy nhiên với người đang mắc bệnh tuyến giáp và sử dụng thuốc điều trị suy giáp ở nữ giới thì nên hạn chế uống quá nhiều sữa đậu nành hay các sản phẩm từ đậu nành, bởi nó có thể ảnh hưởng tác dụng của thuốc.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 thực phẩm tốt nhưng ăn quá nhiều có thể gây hại sức khỏe tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].