Quét nhà
Nhiều người cho rằng quét nhà là cách làm sạch nhà cửa nhanh chóng, nhưng thực tế làm sạch nhà bằng chổi không thật sự hiệu quả.
Quét nhà chỉ loại bỏ được khoảng dưới 1/10 bụi bặm trong nhà. Khi bạn quét nhà bụi có thể bay trong không khí, rơi lên nội thất và lại rơi xuống sàn nhà, khiến sàn vẫn bị bẩn.
Do đó bạn không nên dùng chổi quét nhà mà nên dùng máy hút bụi để làm sạch kỹ hơn và giữ nhà sạch lâu hơn.
Dùng thớt nhựa thay thớt gỗ
Nhiều người cho rằng thớt nhựa có bề mặt trơn nhẵn, dễ vệ sinh nên sạch sẽ, an toàn hơn so với thớt gỗ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.
Dù gỗ có tính xốp hơn nên có thể hấp thụ vi khuẩn, nhưng vi khuẩn sẽ bị hút xuống dưới bề mặt thớt, nơi chúng không thể sinh sôi và sẽ chết.
Trong khi đó, nếu thớt nhựa có vết xước thì sẽ không còn an toàn nữa. Vật liệu tổng hợp là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi, ngay cả bạn sử dụng chất khử trùng chuyên dụng cũng không thể làm sạch hoàn toàn.
Rửa thớt bằng nước rửa bát
Nước rửa bát có thể loại bỏ cặn bẩn do thực phẩm để lại trên mặt thớt.
Tuy nhiên những vết xước, vết cắt trên thớt cũng có thể chứa vụn thức ăn siêu nhỏ mà mắt thường không thể thấy được. Chúng có thể hút dung dịch xà phòng và truyền sang các thực phẩm mà bạn cắt, thái trên thớt sau đó.
Bạn nên làm sạch thớt bằng oxy già để tiêu diệt hết vi khuẩn trên thớt.
Dọn giường ngay sau khi thức dậy
Trên giường, chăn màn chiếu gối thường có mạt bụi nhà có kích thước siêu nhỏ. Chúng là tác nhân gây ra phần lớn trường hợp bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng da như nổi mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy...
Môi trường nóng ẩm là nơi lý tưởng cho mạt bụi nhà. Khi bạn dọn giường ngay sau khi vừa thức dậy, bạn sẽ tạo một môi trường hoàn hảo cho mạt bụi nhà sinh sôi.
Bạn nên để chăn gối thông thoáng một lúc cho khô trước khi dọn giường.
Thường xuyên mở rèm cửa
Những căn hộ có nhiều ánh nắng nên chú ý điều này. Nếu bạn muốn nội thất và sàn gỗ bền lâu như mới, bạn nên kéo rèm lại khi trời nắng nóng.
Tia UV có thể khiến nội thất, sàn gỗ bị phai màu nhanh, trở nên cũ kỹ.
Treo khăn trong nhà tắm
Những chiếc khăn tích tụ, treo trong nhà tắm có thể là môi trường lý tưởng nuôi dưỡng nấm mốc, vi khuẩn. Độ ẩm, nhiệt độ và oxy là những nhân tố giúp chúng sinh sôi.
Do đó để không gây hại da, bạn nên thay khăn tắm thường xuyên mỗi 1-2 ngày. Nên phơi khô khăn ngoài trời thay vì treo trong nhà tắm.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 thói quen gây hại căn nhà và sức khỏe cả gia đình nhiều người vẫn làm hàng ngày tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].