6 tác hại khủng khiếp khi ngồi làm việc 8 giờ/ngày mà không vận động cơ thể

Nếu bạn là dân văn phòng, đừng bỏ qua cảnh báo này: Ngồi làm việc từ 6 – 8 giờ hàng ngày mà không đứng dậy vận động sẽ có nguy cơ cao bị tiểu đường, tim mạch, ung thư.

ngoi lam viec

Ngồi ì tại bàn làm việc cả ngày là thói quen của nhiều người  

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã nghiên cứu sự liên quan giữa công việc ngồi bàn giấy và sức khỏe, kết quả vừa công bố trên trang Huffingtonpost khiến nhiều lao động ‘cổ cồn trắng’ cực kỳ lo ngại.

1. Làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường

Các nhà khoa học thuộc Đại học Missouri (Hoa Kỳ) đã chỉ ra những mối liên quan giữa việc ngồi bàn giấy cả ngày và nguy cơ bị bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ không do rượu và tiểu đường.

Điểm đáng lo ngại là dù có tập luyện thể dục sau cả ngày ngồi làm việc thì nguy cơ bị bệnh cũng không giảm xuống.

2. Làm giảm tuổi thọ

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ, những người phụ nữ ngồi làm việc 6 – 8 giờ mỗi ngày tỷ lệ tử vong cao hơn 40% so với những người ngồi làm việc dưới 3 giờ/ngày.

Với lao động nam giới thì tỷ lệ tử vong do ngồi bàn giấy cao hơn so với các công việc khác là 18%.

Một nghiên cứu khác từ tạp chí Y học thể thao của Anh thì chỉ ra rằng cứ mỗi giờ bạn ngồi trước TV, bạn làm giảm tuổi thọ của mình tới gần 22 phút. Và xem truyền hình tới 6 giờ/ngày đồng nghĩa với việc giảm tuổi thọ... 5 năm.

3. Tăng nguy cơ bị ung thư

Theo thống kê của các nhà khoa học Mỹ thống kê, ngồi ‘đút chân vào gầm bàn’ cả ngày có thể là thói quen gây ra 17.000 ca ung thư hàng năm.

Hai bệnh ung thư vú và ung thư ruột già có mối liên kết chặt chẽ với tình trạng thiếu vận động cơ thể, vì thế các nhà khoa học khẳng định có sự liên quan giữa công việc văn phòng và nguy cơ mắc phải hai căn bệnh này.

ngoi lam viec_cover

Sau 30 phút làm việc nên đứng dậy, vận động nhẹ nhàng để tăng sự tuần hoàn máu trong cơ thể 

4. Làm tăng lượng mỡ thừa

Các nhà khoa học Anh Quốc nghiên cứu thấy việc dồn trọng lượng toàn thân xuống một phần cơ thể (ví dụ xuống mông) sẽ làm tăng 50% khối lượng của bộ phận này.

Các nhà khoa học tin rằng, tư thế ngồi nhiều gây tăng cân là do tiền thân của mô mỡ (tế bào mỡ) chuyển hóa thành mỡ thừa, rồi sau đó các mô này lại hình thành nhiều hơn.

5. Tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch

Các nhà khoa học tại Louisiana (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng ngồi làm việc phần lớn thời gian trong ngày là một nguy cơ riêng lẻ gây ra bệnh tim. Tỷ lệ người tử vong vì tim mạch lên tới 54% trong tổng số người làm việc văn phòng được khảo sát.

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, việc nghỉ giải lao trong lúc làm việc – chỉ cần đi lại nhẹ nhàng – cũng giúp làm giảm bớt khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực của tư thế làm việc bàn giấy.

6. Gây đau, mỏi cơ và các bệnh về xương khớp

Việc ngồi làm việc lâu, đặc biệt với tư thế vắt chéo chân, làm cho tuần hoàn máu suy giảm. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh về xương, cơ.

Các triệu chứng đau chân, sưng mắt cá chân hoặc suy tĩnh mạch có nguy cơ cao xảy ra với dân văn phòng.

Do tư thế ngồi làm việc không phải là tư thế tự nhiên của cột sống theo giải phẫu học, nên dân văn phòng cũng dễ bị các bệnh về cột sống.

Giải pháp không phải là tập thể dục sau giờ làm mà đơn giản là: ngồi ít hơn

Theo bác sĩ Deborah Young, chủ tịch của báo cáo về tác hại của việc ngồi làm việc cả ngày, do Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ tiến hành, cho rằng giải pháp cho việc ngồi văn phòng cả ngày không phải là tập thể dục 30 phút hay thậm chí... vài giờ đồng hồ.

Giải pháp chỉ có thể là: Ngồi ít hơn.

‘Bất kể hoạt động thể dục của con người sau khi ngồi làm việc là bao lâu, chỉ cần ngồi tĩnh tại trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch của bạn.

Đã có bằng chứng chỉ ra rằng hành vi ngồi tĩnh tại có thể gây ra bệnh tật và giảm tuổi thọ’ – bác sĩ Deborah Young cho biết.

Nói cách khác, thói quen ngồi dán mắt vào máy tính hàng giờ chính là ‘kẻ giết người thầm lặng’. Trong khi các nhà khoa học chưa khuyến nghị được thời gian tối đa nên ngồi tĩnh tại là bao lâu, hãy tự điều chỉnh để đứng dậy đi lại nhiều hơn trong văn phòng.

Nếu bạn có thời gian rỗi, cũng nên dành để đi bộ, đạp xe chứ đừng ngồi xem TV hay giải trí với smartphone.

Đi làm bằng xe bus, xe đạp (nếu phù hợp) thay vì đi xe máy, ô tô riêng cũng là một giải pháp để tăng thời gian vận động của mỗi người.

Hãy xem clip miêu tả cụ thể tác động tiêu cực của việc ngồi bàn giấy không vận động với cơ thể:

Phương Phương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính