6 tác hại đối với sức khỏe khi thường xuyên tức giận

Khi tức giận thì tim của bạn sẽ đập nhanh hơn, huyết áp tăng lên, thở nhanh, căng cơ và sẽ gây hại đối với sức khỏe.

Tức giận gây hại cho sức khỏe thế nào?

Tức giận là một dạng phản ứng tự nhiên của con người về mặt cảm xúc mà ai cũng đều sẽ trải qua trong đời. Tức giận bắt nguồn từ việc con người bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại.

Ngoài ra, sự tức giận còn có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe hoặc tâm lý nếu bạn thường xuyên giận dữ, mất kiểm soát hoặc luôn có cảm giác tức giận âm ỉ.

Tức giận không chỉ nguy cơ phá vỡ các mối quan hệ, làm xấu đi hình ảnh của bản thân, mà còn có thể gây ra hàng loạt các tác hại đối với sức khỏe.

Theo khuyến cáo của BV Trung ương Quân đội 108, thường xuyên tức giận có thể gây ra 6 tác hại đối với sức khỏe như sau:

1. Tức giận gây nên các vấn đề về tim mạch

Tim được coi là bộ phận chịu tổn thương nhiều nhất khi cơ thể chịu quá nhiều cảm xúc tức giận. Trong hai giờ sau khi cơn tức giận bộc phát thì nguy cơ gây nên một cơn đau tim tăng gấp đôi so với trạng thái bình thường.

Nếu sự tức giận kìm nén và điều này lặp đi lặp lặp lại thời gian dài cũng có thể gây nên các vấn đề tim mạch và nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng cao.

Thường xuyên tức giận gây tổn thương dạ dày. Ảnh minh họa

Thường xuyên tức giận gây tổn thương dạ dày. Ảnh minh họa

2. Tức giận gây tổn thương dạ dày

Khi tức giận sẽ làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn, tác động trực tiếp vào tim và trên huyết quản khiến cho lượng máu trong dạ dày và đường ruột giảm mạnh, làm mất cảm giác ngon miệng và thậm chí còn là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

3. Tức giận làm suy yếu hệ miễn dịch

Khi tức giận, não sẽ ra lệnh cho cơ thể tiết ra chất cortisol do cholesterol chuyển hóa thành. Chất này tích lũy nhiều sẽ gây chướng ngại cho hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm cho sức đề kháng của cơ thể yếu đi dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm.

4. Tức giận làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu của các chuyên gia đột quỵ cho thấy, trong vòng hai giờ bạn bùng phát cơn tức giận của mình, bạn sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn ba lần do nhồi máu não hoặc xuất huyết não.

Đối với những người bị chứng phình mạch ở một trong các động mạch của não bộ, họ có nguy cơ bị vỡ phình mạch cao hơn sáu lần khi giận dữ cao độ.

5. Tức giận gây tổn thương phổi

Khi tức giận, cơ thể sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hoán đổi khí với tần suất cao. Lúc này, bao phổi không ngừng khuếch trương, thời gian thu co giảm xuống liên tục, do đó, phổi sẽ không có thời gian nghỉ ngơi. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây tổn thương cho lá phổi.

6. Tức giận gây tổn hại cho gan

Khi tức giận, cơ thể sẽ tự bài tiết ra một chất gọi là catecholamin, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương sẽ làm cho đường huyết trong cơ thể tăng cao.

Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng tăng huyết áp, ngoài các vấn đề về huyết áp và tim mạch, còn làm cho axit béo và độc tố tăng cao gây hại cho gan.

Hít thở sâu giúp điều hòa nhịp thở, kiểm soát cơn tức giận. Ảnh minh họa

Hít thở sâu giúp điều hòa nhịp thở, kiểm soát cơn tức giận. Ảnh minh họa

Những cách kiểm soát cơn tức giận hiệu quả

- Hít thở sâu: Giúp điều hòa nhịp thở, lượng máu, oxy lưu thông đến các cơ quan phổi, não và tim một cách hài hòa, tránh bị sốc. Khi các chức năng của từng bộ phận trên hoạt động bình thường, nhịp nhàng với nhau, cơn tức giận sẽ từ từ biến mất.

- Đi dạo hoặc đi ra ngoài khỏi không gian gây ra cảm giác tức giận: Bạn nên ra ngoài để hít thở không khí trong lành, đi dạo và thoát khỏi không gian kín sẽ giúp bạn mau chóng thoải mái hơn và giúp bạn bình tâm trở lại.

- Nghe nhạc: Nghe một vài bản nhạc yêu thích sẽ giúp bạn thư giãn hơn. Bởi nghe nhạc có thể làm cho tâm trí thoải mái và cảm xúc tiêu cực sẽ lắng xuống nhanh chóng.

- Chia sẻ với bạn bè và nghĩ về những điều tích cực: Khi tức giận hãy tìm một người bạn hoặc ai đó thấu hiểu mình để chia sẻ và cảm thông. Từ đó sẽ giải tỏa được những áp lực và tìm được hướng giải quyết. Khi tức giận với người thân thiết, hãy nhớ lại những lúc bạn cảm thấy được quan tâm, yêu thương từ người đó. Những kí ức vui vẻ sẽ giúp bạn bình tĩnh lại và giải quyết sự tức giận theo hướng lành mạnh.

- Tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý: Với những người thường xuyên tức giận kể cả những việc nhỏ nhặt, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ và hạnh phúc gia đình thì nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ cách kiểm soát cơn tức giận.

An An

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính