Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

6 tác hại của quế khi dùng không đúng cách - 3 lưu ý an toàn sức khỏe

Quế là loại một trong những nguyên liệu đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe được biết đến nhiều bài thuốc từ quế chi, quế nhục, quế tâm nhưng cũng gây tác hại nếu lạm dụng. Hãy cùng tìm hiểu tác hại của quế qua bài viết dưới đây nhé!

Lưu ý:

Thông tin bài viết mang tính tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ/bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

1 Gây hại cho gan

Quế trong gia đình thường được sử dụng như một loại gia vị hoặc hương liệu. Theo y học cổ truyền, đây là một vị thuốc có nhiều công dụng tuy nhiên sử dụng chung quế cùng rosuvastatin có thể tích tụ gây độc và tổn thương gan . Do đó, liều lượng khuyến cáo sử dụng của chuyên gia khoảng 1 - 3g/ngày (120mg/ngày - 6g/ngày).

Vì vậy, để đảm bảo an toàn và loại bỏ độc tố, bạn nên ngừng sử dụng và theo dõi nếu xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn ngủ, phát ban hoặc đỏ da.

Ăn quá nhiều quế có thể tích tụ gây độc và tổn thương gan

Ăn quá nhiều quế có thể tích tụ gây độc và tổn thương gan

2 Làm loãng máu

Coumarin trong quế hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa hình thành những cục máu đông. Vì vậy, cần chú ý không dùng quế với các thuốc làm loãng máu khác.

Coumarin trong quế hoạt động như một chất chống đông máu

Coumarin trong quế hoạt động như một chất chống đông máu

3 Gây dị ứng

Một số ít người có thể bị dị ứng với quế kèm các triệu chứng như thở khò khè, tức ngực, sốt, ngứa, ho nặng, màu da xanh, co giật hoặc sưng mặt, cổ họng.

Hầu hết các triệu chứng dị ứng quế không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng, hãy ngừng tiêu thụ quế trong chế độ sinh hoạt hằng ngày.

Một số ít người có thể bị dị ứng với quế

Một số ít người có thể bị dị ứng với quế

4 Giảm mức đường huyết

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quế có thể giảm đáng kể mức HbA1c ở bệnh nhân tiểu đường và chứng minh rằng có hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều quế có thể khiến lượng đường trong máu xuống thấp gây nên tình trạng mệt mỏi, chóng mặt và ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường.

Quế có thể hạ thấp lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường

Quế có thể hạ thấp lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường

5 Gây ra vết loét miệng

Một báo cáo cho thấy rằng xuất hiện các tổn thương dưới dạng các mảng ban đỏ với các mức độ dày sừng hoặc loét khác nhau ở niêm mạc miệng và viền bên của lưỡi sau khi sử dụng các sản phẩm chứa quế.

Sử dụng quế có thể gây nên các vết loét miệng

Sử dụng quế có thể gây nên các vết loét miệng

6 Gây ra các vấn đề về hô hấp

Quế thường được sử dụng dưới dạng bột rất mịn để có thể phù hợp với công thức nấu ăn khác nhau. Tuy nhiên, kết cấu mịn này khiến bạn dễ dàng hít vào và gây ra ho, khó thở, thậm chí có thể gây viêm phổi, khiến đường dẫn khí dễ bị tổn thương biểu mô và để lại sẹo.

Ngoài ra, chất cinnamaldehyde trong quế có thể gây kích ứng cổ họng, dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy, những người mắc bệnh hen suyễn hoặc các tình trạng bệnh lý khác ảnh hưởng đến hô hấp cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng quế.

Quế có thể gây kích ứng cổ họng, dẫn đến các vấn đề về hô hấp

Quế có thể gây kích ứng cổ họng, dẫn đến các vấn đề về hô hấp

7 Độc tính khi lạm dụng

Việc lạm dụng khi sử dụng quế có thể khiến bạn gặp phải một vài tác dụng phụ như: 

  • Tim đập nhanh.
  • Viêm da dị ứng.
  • Đỏ và chóng mặt.
  • Phân lỏng.
  • Khó thở.
  • Viêm lưỡi, nướu, miệng.
  • Tâm trạng chán nản.

Chóng mặt, tim đập nhanh là một trong những tác dụng phụ khi lạm dụng quế

Chóng mặt, tim đập nhanh là một trong những tác dụng phụ khi lạm dụng quế

8 Lưu ý sử dụng quế

Đối tượng không nên sử dụng quế

Không thể phủ nhận công dụng của quế đối với sức khỏe, tuy nhiên nó không được khuyến khích sử dụng với các đối tượng sau:

  • Hiện chưa có bằng chứng xác minh tính an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Những người bệnh hen suyễn hoặc mắc các tình trạng ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
  • Người âm hư dương thịnh.

Không nên sử dụng quế cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Không nên sử dụng quế cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Lưu ý và thận trọng khi dùng

Để an toàn và hiệu quả hơn khi sử dụng quế, bạn nên tham khảo và nhận được sự tư vấn của các chuyên gia. Ngoài ra, bạn có thể lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Quế có khả năng gây ra một số tương tác với tình trạng sức khỏe hoặc nhóm thuốc bạn đang sử dụng trong thời điểm hiện tại như thuốc loãng máu, thuốc điều trị đái đường, kháng sinh,... Do đó, bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng quế theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tùy tiện phối hợp quế với các loại thảo dược khác khi không có chỉ định.
  • Không sử dụng sản phẩm này nếu bạn có tiền sử dị ứng với quế hoặc các hoạt chất tương tự.

Thận trọng khi kết hợp quế cùng một số loại thuốc đang sử dụng

Thận trọng khi kết hợp quế cùng một số loại thuốc đang sử dụng

Xem thêm:

  • 9 công dụng của bạc hà có thể bạn chưa biết
  • Tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe
  • Có nên sử dụng cam thảo hằng ngày không
  • Lợi ích của tinh dầu sả

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về những tác hại của quế khi dùng không đúng cách. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính