1. Gãi tai để hết ngứa họng
Cảm giác ngứa họng có thể rất khó chịu và khiến bạn không thể tập trung vào những việc khác.
Để hết ngứa họng, bạn hãy gãi tai để kích thích dây thần kinh ở tai. Nó sẽ làm co rút cơ, giảm cảm giác nhột.
2. Ấn lưỡi lên vòm miệng để nhịn hắt hơi
Bạn đang tham dự một cuộc họp và bỗng cảm thấy muốn hắt hơi.
Nếu bạn không muốn khiến người khác chú ý, hãy dùng lưỡi ấn lên vòm miệng trên trong 5-10 giây, cảm giác buồn hắt hơi sẽ giảm dần.
Bạn cũng có thể ấn mạnh lưỡi lên phía trong hai răng cửa.
3. Khi bạn không tự tin, hãy áp dụng quy tắc '3 giây giao tiếp bằng mắt'
Để biến sự lúng túng của bạn thành sự tự tin khi bạn đang e ngại hoặc lo lắng giữa đám đông, hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Thay vì nhìn xuống đất hoặc đi chỗ khác, hãy giao tiếp bằng mắt với mọi người trong nhóm ít nhất 3 giây.
Nếu ai đó đang nói chuyện với bạn, bạn có thể nhìn vào mắt họ hơn 3 giây để thể hiện rằng bạn đang quan tâm đến cuộc trò chuyện.
4. Nếu bạn cảm thấy lo lắng trước một sự kiện quan trọng, hãy siết chặt tất cả các cơ
Cảm thấy căng thẳng trước một sự kiện quan trọng là điều bình thường nhưng nó có thể khiến bạn mất tập trung.
Hãy siết tất cả các cơ ở mặt, vai và cánh tay, nắm chặt tay thành nắm đấm.
Sau đó, hãy thư giãn, hãy hít thở sâu và bây giờ bạn đã sẵn sàng hành động.
5. Ngước mắt lên và nín thở để ngăn nước mắt
Đây là một mẹo hữu ích khi bạn cảm thấy sắp khóc nhưng không muốn để người khác thấy mình rơi nước mắt, ví dụ như khi ở rạp chiếu phim.
Khi đó, bạn hãy nhìn ngước lên trên và nín thở vài giây, sau đó từ từ thở sau. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
6. Dành 15 phút lo lắng để hết lo âu
Quản lý nỗi lo lắng có thể hữu ích với bạn. Theo các nhà tâm lý học, bạn không cần phải trở thành một người vô tri, nhưng bạn có thể dành một khoảng thời gian cụ thể cho những lo lắng của mình.
Mỗi ngày, hãy dành ra 15 phút để suy nghĩ về điều đó và thực hiện đều đặn.
Bạn chỉ cần nhớ là không nên chọn thời điểm ngay trước giờ đi ngủ.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 mẹo vặt hữu ích cứu rỗi bạn khỏi những tình huống khó xử tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].