Bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên, thiên nhiên còn ban tặng cho chúng ta những loại thảo dược quý giá giúp thanh lọc phổi một cách tự nhiên.
1. Hương nhu
Theo Times of India, hương nhu có một vị trí đặc biệt trong y học cổ truyền Ấn Độ vì nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả khả năng làm sạch phổi.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học cổ truyền Ấn Độ và Tích hợp (Journal of Ayurveda and Integrative Medicine) cho thấy các hoá chất thực vật có trong cây hương nhu sở hữu đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm viêm đường thở và giảm nghẹt đường hô hấp.
Ăn hương nhu trực tiếp hoặc pha trà có thể giúp giải độc phổi và thúc đẩy hô hấp dễ dàng hơn.
2. Cang mai
Cang mai là một loại thảo dược khác được biết đến với đặc tính làm sạch phổi.
Các nghiên cứu cho thấy cang mai có tác dụng giãn phế quản và long đờm, giúp giảm ho, trị đờm và cải thiện chức năng tổng thể của phổi.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược lý học Ấn Độ (Indian Journal of Pharmacology) nhấn mạnh hiệu quả của cang mai trong điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản và hen suyễn.
Lưu ý:
Cang mai là loài cây đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng cang mai có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.
3. Gừng
Gừng có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ giúp nó trở thành một loại thảo dược quý giá cho sức khỏe phổi.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Y học Dự phòng (International Journal of Preventive Medicine) cho thấy chiết xuất gừng có tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường hô hấp và có thể giúp giảm viêm đường thở.
Thêm gừng vào chế độ ăn uống của bạn, dưới dạng tươi, dạng trà hoặc trong các công thức thảo dược, có thể hỗ trợ làm sạch phổi và cải thiện chức năng hô hấp.
4. Rễ cam thảo
Rễ cam thảo đã được sử dụng hàng thế kỷ để giảm nhẹ các bệnh về đường hô hấp.
Các nghiên cứu cho thấy các hợp chất có trong rễ cam thảo có đặc tính long đờm, giúp đẩy chất nhầy ra khỏi đường hô hấp
Rễ cam thảo có tác dụng chống viêm, như bằng chứng nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược học Dân tộc (Journal of Ethnopharmacology), có lợi cho các tình trạng như viêm phế quản và đau họng.
Sử dụng trà rễ cam thảo hoặc thực phẩm bổ sung hàng ngày có thể giúp làm sạch phổi và giảm khó chịu đường hô hấp.
5. Nghệ
Nghệ được ca ngợi vì đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, là một loại thảo dược khác hỗ trợ sức khỏe phổi.
Curcumin - hoạt chất chính trong nghệ - đã được nghiên cứu rộng rãi về tác dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh hóa và Dinh dưỡng Lâm sàng (Journal of Clinical Biochemistry and Nutrition) cho thấy curcumin có thể giúp giảm các triệu chứng của hen suyễn, viêm phế quản và các rối loạn hô hấp khác bằng cách giảm viêm đường thở và stress oxy hóa.
Thêm nghệ vào chế độ ăn uống hoặc dùng nó như thực phẩm bổ sung có thể giúp duy trì phổi sạch và khỏe mạnh.
6. Tiêu lốt
Tiêu lốt hay còn gọi là tiêu dài, là một loại thảo dược được coi trọng trong y học cổ truyền Ấn Độ vì lợi ích cho đường hô hấp.
Các nghiên cứu cho thấy các hợp chất hoạt tính sinh học có trong tiêu lốt có tác dụng giãn phế quản, giúp giãn đường thở và cải thiện khả năng thở.
Tiêu lốt có đặc tính long đờm, giúp đẩy chất nhầy ra ngoài và làm thông đường hô hấp.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược học Dân tộc (Journal of Ethnopharmacology) nhấn mạnh tiềm năng kiểm soát các vấn đề về đường thở như bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) của tiêu lốt.
Ăn bột tiêu lốt hoặc dùng thực phẩm bổ sung có thể giúp làm sạch phổi và cải thiện chức năng hô hấp.
(Theo Times of India)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 loại thảo dược làm sạch phổi tự nhiên, có sẵn trong vườn nhà tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].