6 dấu hiệu bất thường ở trẻ khi mắc COVID-19 bố mẹ cần nắm chắc để báo y tế kịp thời

Theo các bác sĩ, có khoảng 2% trẻ em khi mắc COVID-19 có dấu hiệu chuyển nặng cần vào bệnh viện để theo dõi, điều trị. Các gia đình khi có con mắc COVID-19 cần theo dõi chặt chẽ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.

Theo bác sĩ nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường, Bệnh viện Quân Y 103, thành viên Nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc, điều trị F0 tại nhà, có khoảng 2% trẻ mắc COVID-19 sẽ chuyển nặng, các trẻ có nguy cơ cao chuyển nặng như:

- Trẻ đẻ non (dưới 37 tuần), cân nặng thấp, không được nuôi bằng sữa mẹ.

- Béo phì thừa cân đái tháo đường bệnh lý gì truyền rối loạn gen

- Bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, các bệnh lý tâm thần kinh, các bệnh hệ thống

-Bệnh máu như Thalassemia, hồng cầu hình liềm

- Sử dụng Corticoit kéo dài.

  Phụ huynh cần lưu ý 6 dấu hiệu bất thường khi trẻ mắc COVID-19.

Phụ huynh cần lưu ý 6 dấu hiệu bất thường khi trẻ mắc COVID-19.

Bác sĩ Cường lưu ý 6 dấu hiệu bất thường ở trẻ khi mắc COVID-19 mà bố mẹ cần để ý để xử trí kịp thời:

- Khi bé sốt trên từ 38,5 độ C, dùng thuốc hạ sốt nhưng bé không hạ.

- Đo Sp02 < 96. Nếu bé không thể đo thì mẹ kiểm tra bé môi hồng không, tay chân ấm không, con bú dài hơi hay phải thở?

- Biểu hiện khó thở, thở nhanh (Trẻ < 2 tháng: > 60 lần/phút; 2 - 11 tháng: >50 lần/phút; 1- 5 tuổi: > 40 lần/phút; > 5 tuổi: > 30 lần/phút), co rút cơ gian sườn, môi tím, chân tay lạnh.

- Bé bỏ ăn, bú kém

- Bé buồn nôn, nôn nhiều, đi ngoài từ 3 lần/ngày trở lên, phân lỏng hoặc tóe nước.

- Bé dị ứng với các thuốc điều trị COVID-19.

Khi trẻ có dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Bác sĩ Cường cũng hướng dẫn phụ huynh các 'bí quyết' để cùng con chiến thắng COVID-19:

- Đảm bảo tinh thần lạc quan yêu đời và hãy chấp nhận sống chung với COVID-19 và với một niềm tin chúng ta sẽ chiến thắng tất cả.

- Luôn đeo khẩu trang nơi đông người rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Hạn chế đưa tay lên mũi mắt miệng. Khi chăm sóc con bố mẹ đảm bảo không gây lây nhiễm chéo bằng cách đeo kính che giọt bắn, khẩu trang.

- Hãy chuẩn bị các thuốc và trang bị cần thiết như máy đo Sp02, Thuốc hạ sốt, Orezol theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Bổ sung chất dinh dưỡng: Vitamin C, D chất khoáng bằng cách ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

- Nâng cao sức đề kháng cơ thể: Nâng cao thể lực bằng tập thể dục hằng ngày và trí lực bằng cách đọc sách sống yêu đời lạc quan.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính