'Kẻ lười biếng'
"Con học kém Toán vì con không thông minh. Con kém vì con là đồ lười biếng." Khi thốt ra những lời nói này, có thể các phụ huynh nghĩ là mình đang tạo động lực cho con. Bạn nhìn thấy những tiềm năng chưa được khai phá từ con mình.
Nhưng "lười biếng" là một trong những điều bạn không bao giờ nên nói với con, vì đó là một cách "dán nhãn" nặng nề dành cho con.
Gọi con là kẻ lười biếng là một điều nguy hiểm, bởi "lười biếng" dùng để nói về công việc, mà công việc và giá trị thì đi kèm với nhau.
Ngoài ra có thể có nhiều lý do khiến con không làm việc hay không đạt thành tích.
Có thể vẻ lười biếng đó thực chất là sự trì hoãn do con sợ thất bại hoặc chán nản vì những thất bại trước đó.
'Kẻ nói dối', 'hư hỏng', 'ngu ngốc'
Đây cũng là những từ mang tính chất "dán nhãn" cho con bạn dựa trên hành động và những sai lầm.
Ví dụ như "Con trông như đứa con gái hư hỏng khi mặc bộ đồ đó", "Con là kẻ nói dối" hoặc "Mẹ không thể tin con lại ngu ngốc đến mức quên bài tập về nhà".
Dán nhãn con vì những sai lầm sẽ cho con biết rằng bạn đã hạ thấp kỳ vọng của mình với con.
Điều này sẽ len lỏi vào trong tâm trí con và khiến con đánh mất sự tự tin.
'Ăn kiêng'
Là cha mẹ, bạn có thể giúp con kiểm soát cân nặng bằng cách dạy con có mối quan hệ lành mạnh với thực phẩm thay vì ăn kiêng.
Khi cha mẹ nói với con về việc ăn kiêng hoặc khuyến khích con đo đếm calo, hạn chế một số loại thực phẩm, thì bạn đang dạy con bỏ qua những dấu hiệu cơn đói của cơ thể và thức ăn là kẻ thù.
Chính rất nhiều phụ huynh có thể cũng đang phải đấu tranh trong vấn đề ăn uống của mình, nhưng hãy để trẻ em được là trẻ em, cho con được ăn vặt có điều độ và cho con ăn nhiều trái cây, rau xanh.
'Trẻ con'
"Sao con lại cư xử như trẻ con thế?" Nhiều cha mẹ sẽ thấy con mình cư xử quá mức nhạy cảm khi khóc lóc vì một chuyện có vẻ nhỏ nhặt nào đó. Nhưng với con đó là cảm xúc của con và con có quyền được khóc.
Ngay cả khi con cái cư xử theo cách khiến bạn thấy con thiếu trưởng thành thì việc "dán nhãn" con là trẻ con sẽ không giúp ích gì ngoài việc khiến con xấu hổ.
Thay vào đó bạn hãy khẳng định với con rằng cảm xúc là quyền của con và hãy đợi sau khi con ngừng khóc để giúp con diễn đạt cảm xúc mình.
(Theo iMom)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 cụm từ cha mẹ không bao giờ nên nói với con tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].