1. Mở đầu một cách nhẹ nhàng
3 phút đầu tiên của cuộc tranh luận có thể cho thấy nó sẽ kết thúc như thế nào.
Nếu ngay ban đầu bạn đã tức giận, không kìm nén cảm xúc thì có thể cuộc tranh luận sẽ trở nên tồi tệ, khó đi đến thống nhất.
Do đó nếu bạn muốn phàn nàn, không hài lòng về việc nào đó hay ai đó, hãy cố gắng không nói chuyện theo kiểu kết tội, phán xét và cố gắng giữ cái đầu lạnh.
Điều này sẽ giúp cuộc hội thoại tiếp tục một cách thân thiện hơn.
2. Áp dụng tỷ lệ 5 khen - 1 chê
Một nghiên cứu trên các cặp đôi vào những năm 1970 chỉ ra rằng những cặp đôi hạnh phúc trao đổi cả những điều tích cực và tiêu cực.
Tuy nhiên để cân bằng thì tỷ lệ này nên là 5 tích cực - 1 tiêu cực. Tức là các cặp đôi hạnh phúc chỉ trao đổi 1 điều tiêu cực cho mỗi 5 điều tích cực.
Để cân bằng cảm xúc tiêu cực của bạn trong khi tranh cãi, hãy liệt kê ra 5 điều tích cực mà đối phương đã làm cho bạn trước đó.
Bạn có thể bắt đầu viết nhật ký và ghi lại mỗi khi đối phương làm điều gì đó khiến bạn hạnh phúc hoặc biết hơn. Khi tranh luận, bạn có thể mở cuốn nhật ký để đọc lại danh sách này một mình hoặc đọc to cho cả hai cùng nghe.
3. Nói 'tôi' thay vì 'bạn'
Khi bắt đầu câu nói bằng từ "Bạn (đã làm điều gì sai)" thì người nghe sẽ cảm thấy bị tấn công và muốn bảo vệ chính mình.
Điều đó nghĩa là họ có thể tức giận và chống lại bằng cách buộc tội bạn.
Để nói chuyện có vẻ tôn trọng hơn và cho đối phương biết rằng hành động của họ khiến bạn thấy thế nào, hãy bắt đầu câu nói bằng "Tôi" và "Tôi cảm thấy".
Cách nói này sẽ không khiến đối phương cảm thấy bị buộc tội mà bạn đang giải thích rằng điều gì đó khiến bạn buồn hoặc tổn thương.
4. Tìm cách thỏa hiệp
Nếu bạn tranh cãi với người bạn yêu quý và quan tâm thì điều khôn ngoan nhất là kết thúc tranh cãi càng nhanh càng tốt và đừng cố gắng thắng cuộc bằng mọi giá.
VÌ nếu bạn làm vậy thì bạn có thể khiến người quan trọng với bạn tổn thương và mối quan hệ bị ảnh hưởng.
Do đó hãy tìm cách thỏa hiệp, cho dù cuối cùng bạn không có được mọi thứ bạn muốn nhưng ít nhất cả hai bạn đều phần nào đạt được mong muốn của mình và vẫn giữ gìn được tình cảm.
5. Lặp lại lời nói của đối phương
Trong khi tranh cãi, chúng ta thường cảm thấy bị hiểu lầm, cảm giác đối phương không nghe những gì mình nói, khiến chúng ta có thể nổi giận.
Vì vậy điều quan trọng là hãy chủ động lắng nghe và thể hiện điều đó bằng cách lặp lại những gì người kia đã nói và thể hiện là bạn hiểu.
6. Lắng nghe cảm xúc thay vì lời nói
Trong lúc nóng nảy, chúng ta có xu hướng nói những lời ngoài ý muốn. Do đó tốt hơn hãy tập trung vào cảm xúc của người đang tranh cãi với bạn thay vì lời nói của họ.
Như vậy những lời nói đó sẽ không thể tổn thương bạn và khiến bạn thất vọng về đối phương hơn.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 cách thông minh để không làm tranh cãi nhỏ hóa thành xung đột lớn tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].