1. Tìm nơi có ánh sáng phù hợp
Bắt đầu bằng cách quan sát những nơi mà bạn muốn đặt cây.
Biết được lượng ánh sáng ở mỗi địa điểm trong nhà sẽ giúp bạn xác định đúng cây cho vị trí đó.
Ánh sáng ‘mạnh’ thường xuất hiện ở phía trước các cửa sổ hướng nam, cửa sổ lớn ở phía đông hoặc phía tây không bị cản trở.
Các cửa sổ nhỏ ở phía đông hoặc phía tây không có gì cản trở cung cấp ánh sáng ‘trung bình’. Cửa sổ phía bắc và những cửa sổ có kính mờ chỉ cung cấp ánh sáng ‘thấp’.
Cây của bạn sẽ chỉ nhận được ánh sáng thấp nếu chúng cách hơn 2 mét so với cửa sổ bất kỳ hướng nào.
2. Mua đúng loại cây
Hãy hỏi kỹ người bán xem cây bạn muốn mua có phù hợp với lượng ánh sáng tại địa điểm mà bạn muốn đặt cây trong nhà hay không.
Nguyên tắc chung là cây hoa thì cần ánh sáng mạnh, trong khi các cây chơi lá thì chỉ cần ánh sáng yếu.
Khi bạn tìm thấy một cây mà bạn muốn, hãy chọn dáng cây cân bằng, đều. Nếu bạn quyết định trồng hoa, hãy tìm cây có nhiều nụ, chỉ với một vài hoa bắt đầu nở.
Cuối cùng, kiểm tra từng cành cây một cách kỹ lưỡng để chắc chắn rằng nó không có sâu bệnh. Nhẹ nhàng kéo lá lên để đảm bảo chúng không dễ dàng rụng - một dấu hiệu của một cây không khỏe mạnh.
3. Tưới nước hợp lý
Những người trồng cây trong nhà thường bị ‘ám ảnh’ về việc cần phải tưới nước cho cây. Nhưng thực ra chăm tưới cây quá cũng không hề tốt.
Để xem cây cảu bạn có cần tưới nước hay không, đẩy ngón tay của bạn khoảng 2,5 cm. Nếu cảm thấy đất ẩm, đẩy tay vào dễ dàng thì vài ngày sau hãy kiểm tra lại.
Nếu thấy đất khô, hãy tưới nước cho cây.
Cây trồng trong chậu đất thường khô nhanh hơn so với cây trong chậu nhựa. Ngoài ra, cây trồng trong ánh sáng ‘cao’ cần nước nhiều hơn những người trong ánh sáng ‘thấp’.
Bên cạnh đó, cây sử dụng nhiều nước hơn trong những ngày dài, nóng nực của mùa hè - khi chúng đang phát triển tích cực hơn trong những ngày ngắn và mát mẻ của mùa đông.
Khi bạn tưới nước cho cây trồng trong nhà, hãy tưới sao cho có một ít nước chảy ra khỏi lỗ thoát nước của chậu và chảy vào đĩa kê bên dưới. Dòng chảy của nước qua đất rất có lợi vì nó đẩy không khí đã sử dụng ra và cho phép không khí mới di chuyển vào không gian giữa các hạt đất.
Không khí cũng quan trọng đối với cây không kém gì nước.
Nếu nước đi thẳng tới lỗ thoát nước quá nhanh, có thể đất bị khô quá và co lại, tạo ra rất nhiều khoảng trống mà nước có thể chảy qua.
Để tưới nước cho các cây này, cần đưa chậu cây ra khỏi phòng, tưới chậm rãi ở viền ngoài của chậu cho đến lúc nước ngập tràn phía mặt trên của chậu cây. Để đất từ từ hấp thụ nước.
Sau khi đất ướt, hãy để cây thoát hết nước rồi sau đó mới mang chậu cây đặt lại vào đĩa ở trong nhà.
4. Cung cấp phân bón hợp lý
Sự thôi thúc chăm cho cây quá phân bón cũng mạnh mẽ như là việc tưới nước. Nhưng việc cho cây nhiều chất dinh dưỡng sẽ làm cho cây bị yếu và dễ mắc bệnh.
Giống như nước, cây trồng có nhiều ánh sáng cần phân bón nhiều hơn so với cây trong bóng rợp.
Và trừ khi một cây đang phát triển tích cực trong mùa đông, không nên bón phân nhiều vào mùa này.
Phân bón cân bằng cần có tỷ lệ bằng nhau của ba chất dinh dưỡng chính: bao gồm Nitơ (N), Phốt pho (P) và Kali (K). Thường xuyên sử dụng một lượng nhỏ phân bón sẽ tốt hơn cho cây ‘ăn’ chất dinh dưỡng ồ ạt trong một lúc.
5. Trồng lại cây hàng năm
Thực ra, tất cả cây trồng trong nhà đều cần được trồng lại bởi vì chúng đã quá to so với cái chậu của nó hoặc bởi vì chúng cần một hỗn hợp đất tươi mới hơn. Bạn nên trồng lại cây ít nhất 1 lần/năm.
Nên trồng lại cây vào mùa xuân hay mùa hè, thời điểm thời tiết thuận lợi.
Khi đưa cây ra khỏi chậu, lắc mạnh để đất cũ rơi khỏi rễ. Nếu bầu rễ quá chặt và không thể nhấc lên được, sử dụng một con dao lớn để lách vào phần đất sát thành chậu và dưới đáy chậu.
Sau khi nhấc cây ra, hãy thêm đất mới vào đáy chậu. Đặt cây trở lại và thêm đất mới xung quanh chậu.
Mỗi loại cây lại phù hợp với chất đất khác nhau. Ví dụ với cây hoa cúc thường cần cho thêm xỉ than hoặc cát vào đất để dễ thoát nước, cây phong lan chỉ cần một nền đất lỏng, chủ yếu là vỏ cây...
6. Kiển soát côn trùng và vật cưng khác
Mặc dù được chăm sóc tốt nhưng đôi khi cây trồng trong nhà vẫn bị các loại sâu bệnh hoặc thú cưng tấn công.
Cây bị rệp, bọ : Những con rệp trắng, xanh lá cây, đen, nâu hoạc màu cam thường được tìm thấy ở nụ hoa, chồi cây, ngọn. Có thể dùng vòi xịt (vòi hoa sen hoặc ống nước) xịt mạnh để đuổi rệp, bọ. Bạn cũng có thể dùng bông thấm rượu để lau những lá cây bị bệnh.
Cây bị ruồi trắng: Nếu bạn phát hiện những vết bẩn màu trắng bay lên khi bạn quẹt tay vào lá cây, chứng tỏ những con ruồi trắng đã làm tổ. Để tiêu diệt chúng, lấy xà phòng pha loãng và xịt lên lá, đặc biệt mặt dưới của lá.
Hãy xịt thử trên vài lá để đảm bảo rằng cây không bị dị ứng với xà phòng
Mèo: Loài vật này thường hay đào bới đất ở chậu cây, thậm chí dùng chậu cây làm nơi ‘giải tỏa nỗi buồn’.
Nếu mèo nhà bạn có thói xấu này, hãy xé nát một ít lá cây và rải xung quanh gốc – lá cây tươi có mùi hương khiến mèo tránh xa.
Phương PhươngBạn đang xem bài viết 6 cách để cây trồng trong nhà xanh và đẹp quanh năm tại chuyên mục Nếp nhà của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].