1. Khăn tắm, khăn mặt
Các loại khăn chính là một môi trường vô cùng lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi. Đặc biệt với những gia đình có thói quen treo khăn tắm, khăn mặt trong nhà vệ sinh - nơi có độ ẩm rất cao.
Khi khăn đã có mùi hôi, chắc chắn nó đã bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm, những chiếc khăn này có thể sẽ gây bệnh cho người sử dụng.
Vì thế ngoài việc không dùng chung khăn tắm, khăn mặt mà sau mỗi lần sử dụng chúng ta cần giặt giũ sạch sẽ và luôn phơi ở nơi thoáng mát.
2. Tai nghe
Tai nghe chính là vật trung gian truyền bệnh từ người này sang người kia. Đặc biệt nguy cơ sẽ càng tăng cao nếu bạn sử dụng tai nghe khi vận động mạnh và luyện tập thể dục, thể thao.
Nhiệt và độ ẩm phát sinh trong quá trình vận động sẽ đẩy nhanh quá trình sinh sôi của vi khuẩn.
Khi dùng chung tai nghe, các loại vi khuẩn như streptococcus và staphylococcus có nguy cơ xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng, mụn nhọt và mụn mủ.
3. Bánh xà phòng
Bánh xà phòng luôn có một lượng lớn vi sinh vật bao quanh sau mỗi lần sử dụng, đặc biệt với những lọa đặt trong đĩa và luôn ở trạng thái bị ẩm ướt.
Môi trường có độ ẩm cao là nơi lý tưởng cho vi khuẩn, nấm và virus phát triển. Cách tốt nhất là hãy dùng xà phòng dạng lỏng.
4. Son dưỡng môi
Dưới bề mặt môi cũng có các mạch máu nên vi khuẩn, virus có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu môi bị xước hoặc có vết thương hở.
Sử dụng chung son môi, son dưỡng là con đường lây truyền virus herpes từ người này sang người khác.
5. Bông tắm
Một chiếc bông tắm thường không có đủ thời gian để khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng do đó nó là môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật sinh sôi, nảy nở.
Do đó, hãy để bông tắm ở nơi thoáng mát sau mỗi lần sử dụng, thường xuyên thay mới bông tắm và tuyệt đối không dùng chung với người khác.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết 5 vật dụng cá nhân tuyệt đối không dùng chung để tránh các bệnh lây nhiễm chéo tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].