Những thực phẩm chính là kháng sinh tự nhiên nên ăn khi bị đau rát họng
Bạn có biết rằng, đau họng phần lớn do hiện tượng viêm nhiễm vi khuẩn gây ra. Để cải thiện, người bệnh có thể sử dụng những thực phẩm có tính kháng khuẩn tự nhiên, từ lâu đã nổi tiếng là có công dụng đối với người bị đau họng, viêm rát cổ họng, cụ thể:
1. Gừng
Nổi bật với đặc tính ấm, có khả năng giảm đau, chống viêm mạnh, kích thích tuần hoàn, rất thích hợp để cải thiện đau rát họng. Từ khi thấy đau họng, bạn có thể thêm gừng vào thức ăn hoặc uống trà gừng để nhanh phục hồi hơn.
2. Tỏi
Được ví như một kháng sinh tự nhiên vì rất giàu chất allicin, có công dụng kháng khuẩn, làm sạch cổ họng. Cả với người bình thường cũng nên thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày để nâng cao đề kháng, với người bị viêm họng thì càng nên chú trọng hơn tận dụng nguồn 'dược liệu' thiên nhiên này
3. Củ nghệ
Giàu chất chống oxy hóa, vừa kháng viêm vừa có khả 'làm lành' các vết thương nhờ chất curcumin. Vì vậy, nghệ cũng là một thực phẩm tốt cho người bệnh đau họng. Có thể pha bột nghệ uống hoặc thêm nghệ vào các món ăn để tăng hiệu quả điều trị.
4. Mật ong
Là một trong những thực phẩm 'cứu tinh' của người đau rát họng. Trong Đông y, mật ong đã được ghi nhận có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tiêu đờm, giảm ho, chống viêm, đẩy lùi các triệu chứng viêm họng, cảm cúm.
Bạn có thể uống 1 - 2 thừa mật ong đẻ xoa dịu cổ họng hoặc pha với nước ấm uống mỗi ngày.
5. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một trong những yếu tố quyết định của hệ miễn dịch, giúp chống lại virus, vi khuẩn và phục hồi những thương tổn là cổ họng. Đồng thời, dưỡng chất này còn giúp làm mát và cải thiện tình trạng đau rát, kháng viêm.
Các thực phẩm giàu vitamin C tiêu biểu như: Cam, ổi, bưởi, rau xanh lá đậm, hoa quả,...
Khang NhiBạn đang xem bài viết 5 thực phẩm mệnh danh là kháng sinh tự nhiên, nên ăn nhiều khi bị rát họng, cảm cúm tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].