1. Lối sống ít vận động
Cuộc sống hiện đại khiến con người phải làm việc trước máy tính nhiều hơn, ngồi nhiều, ít vận động hơn. Nhưng thật không may là việc ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị đau lưng mạn tính.
Các chuyên gia khuyến khích chúng ta nên thường xuyên vận động để giảm nguy cơ đau lưng cũng như các bệnh khác như béo phì, tim mạch, huyết áp...
2. Tư thế sai
Tư thế đứng, ngồi sai có thể gây đau lưng dưới hoặc khiến tình trạng này tồi tệ hơn. Khi ngồi, bạn không nên gò lưng hoặc không nên chỉ dồn lực một chân khi đứng.
Khi tư thế đứng, ngồi sai trong một thời gian dài có thể làm gây căng cơ và dây chằng xung quanh cột sống thắt lưng.
3. Đột nhiên căng cơ
Một vài sự việc xảy ra khiến cơ căng đột ngột có thể khiến lưng dưới của bạn bị tổn thương và gây đau. Nguy cơ có thể tăng lên đối với những người ít vận động và yếu cơ.
Vì thế, để giảm thiểu nguy cơ căng cơ và giảm đau lưng dưới, bạn nên tập thể dục thường xuyên để cơ thể được dẻo dai hơn.
4. Do tính chất công việc
Trong một vài trường hợp, đau lưng không phải là do thiếu vận động mà là do loại vận động mà chúng ta làm hàng ngày.
Các chuyên gia cho biết một số người bị đau lưng là do tính chất công việc hoặc do môn thể thao họ chọn. Ví dụ, những người làm việc bưng bê, mang vác nặng có thể gặp nguy cơ cao bị đau lưng dưới nhiều hơn.
5. Do các bệnh
Nếu loại bỏ những yếu tố trên, nếu đau lưng dưới dài ngày mà không khỏi có thể là do bệnh tật bên trong. Một số bệnh liên quan đến cột sống như vẹo cột sống có thể gây đau lưng. Hay bệnh viêm xương khớp cũng có dấu hiệu khó chịu này.
Ngoài ra, đau lưng dưới có thể là do viêm xương khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, hoặc thậm chí là ung thư. Vì vậy, khi có dấu hiệu đau lưng dưới dai dẳng, bạn nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
(Theo Prevention)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết 5 'thủ phạm' có thể gây đau lưng phổ biến nhất mà bạn thường bỏ qua tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].