5 tác hại cực nguy hiểm khi đeo tai nghe mỗi ngày, số 2 và số 4 theo bạn suốt cuộc đời

Thính giác là một món quà của tạo hóa ban cho để chúng ta có thể nghe được mọi âm thanh cuộc sống. Nhưng hiện nay, nhiều người có thói quen đeo tai nghe quá nhiều tiếng một ngày và nghe với âm lượng quá lớn đang tự làm tổn thương thính giác của mình.

Tác hại không ngờ của tai nghe: gây suy giảm thính lực cho 1,1 tỷ người trên toàn cầu

Tác hại không ngờ của tai nghe: gây suy giảm thính lực cho 1,1 tỷ người trên toàn cầu

Sau đây là 5 tác hại của việc đeo tai nghe nhiều giờ liền, nghe âm lượng lớn mà bạn cần lưu ý: 

1. Đeo tai nghe nhiều có thể bị điếc vĩnh viễn

Nếu bạn sử dụng tai nghe quá nhiều tiếng trong một ngày và duy trì thói quen này trong một thời gian dài, nghe với âm thanh quá lớn, có thể bạn sẽ phải đối mặt với việc suy giảm thính lực, thậm chí còn bị điếc vĩnh viễn.

2. Giảm ngưỡng nghe của tai

Đeo tai nghe với âm lượng quá lớn có thể làm giảm ngưỡng nghe của bạn. Ví dụ, nếu như trước đây bạn có thể nghe được một cuộc trò chuyện với âm lượng trung bình từ phòng khách vọng vào phòng bếp, nhưng hiện nay bạn không thể.

Vậy giới hạn âm thanh bao nhiêu decibels là an toàn với tai? Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mức âm thanh tối đa tai chịu được là 85 decibels, tương đương với tiếng ồn của một đường phố đông đúc nghe từ trong ô tô.

Mức âm thanh này sẽ tương đương với mức trung bình ở volume của Ipod, thiết bị nghe nhạc... Các thiết bị giải trí hiện nay có thể đạt mức 120 decibels. Nếu bạn nghe ở mức âm lượng tối đa này trong vòng 15 phút, suy giảm thính lực ngay lập tức sẽ xảy ra.

Nhiều người không ngờ đeo tai nghe sai cách có thể gây tổn thương não 

3. Tai nghe có thể gây tổn thương não

Bạn có biết, khi đeo tai nghe, tai nghe của bạn cũng phát ra sóng điện từ gây tổn thương não. Điều này đã được chứng minh trên chuột và thực vật. Chuột bị ảnh hưởng từ các sóng bức xạ dẫn đến tình trạng tổn thương não bộ.

Trong khi đó, thực vật dần bị héo đi khi cho tiếp xúc với âm lượng lớn trong vài ngày.

Nếu bạn dùng tai nghe để thư giãn trước khi đi ngủ và sau đó quên không tắt, não sẽ bị kích thích suốt trong thời gian ngủ. Điều này sẽ làm bạn căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung... trong ngày hôm sau.

4. Tai nghe gây nhiễm trùng tai

Việc sử dụng tai nghe có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tai. Điều  này là do khi sử dụng tai nghe bạn cho tai nghe nằm quá sâu vào khoang tai. Nếu tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ thì nguy cơ bị viêm khoang tai là rất lớn. 

Nếu đã bị viêm tai, thói quen này khiến tai càng bị ngứa, nhiễm trùng nặng.

Có nhiều loại tai nghe khác nhau, nếu như Headphones ốp hẳn bên ngoài tai, thì Earbuds lại là loại nút tai nghe nhét sâu vào trong tai. Chính vì cách sử dụng như vậy, Earbuds có thể gây nhiễm trùng tai nếu việc vệ sinh nút tai không sạch sẽ, dùng chung tai nghe...

tai nghe

Tai nghe Earbuds (bên trái) có nguy cơ gây nhiễm trùng tai cao hơn Headphones (bên phải)

5. Mất thính lực tạm thời

Một số người trải qua tình trạng “mất thính lực tạm thời” sau khi tai bị tác động bởi âm thanh quá lớn.

Đây là cơ chế “tự bảo vệ” của tai. Cụ thể, khi những sợi lông li ti ở tai trong bị tổn thương, chúng sẽ tiết ra một chất làm giảm độ phân giải của âm thanh. Bằng cách này, tai sẽ “tạm nghỉ” trước những kích thích âm thanh gây phiền nhiễu.

Để hồi phục, bạn cần đến một nơi tĩnh lặng, đợi đến khi thính lực trở lại như cũ. Đặc biệt tránh để tình trạng này lặp lại, vì rất có nguy cơ bạn sẽ bị mất thính lực vĩnh viễn.

Theo tổ chức Y tế thế giới, hiện có 1,1 tỷ người trưởng thành và trẻ em tuổi teen trên toàn cầu có nguy cơ suy giảm thính lực do các thiết bị âm thanh cá nhân.

Một số loại smartphone có thể đạt mức âm thanh tối đa là 120 decibels.

Nếu bạn nghe toàn bộ album nhạc bất kỳ ở mức âm thanh đó, bạn sẽ bị suy giảm thính lực một cách rõ rệt ngay sau khi bỏ tai nghe.

Phương Phương

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính