5 sai lầm ai cũng mắc khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng, biết để tránh phạm điều đại kỵ

Vào dịp Rằm tháng Giêng, người Việt thường đi chùa để cầu cho 1 năm bình an, may mắn. Dưới đây là 9 điều cấm kỵ khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng, ai cũng nên biết.

  5 điều sai lầm ai cũng mắc khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng, nhớ kỹ kẻo phạm điều đại kỵ

5 điều sai lầm ai cũng mắc khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng, nhớ kỹ kẻo phạm điều đại kỵ

Ngày Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên của năm mới và cũng là ngày rằm quan trọng nhất trong văn hóa truyền thống của người Việt.

Vào ngày này, người ta thường sắm lễ dâng cúng thần linh, gia tiên tại nhà và đến lễ chùa.

Dưới đây là 5 điều cấm kỵ khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng, ai cũng nên biết để tránh phạm điều kỵ.

Không sắm lễ mặn

Một trong những lưu ý khi đi lễ chùa dịp Rằm tháng Giêng hay bất cứ thời điểm nào khác trong năm chính là không sắm lễ mặn.

Theo các chuyên gia phong thủy, khi đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng, bạn chỉ cần sắm chút lễ chủ yếu là thành tâm. 

Mâm lễ gồm có: Hương, hoa, xôi chè, trái cây...

5 sai lầm ai cũng mắc khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng, biết để tránh phạm điều đại kỵ 1

Không mang tiền vàng mã, tiền thật vào cúng tại chùa

Rất nhiều người quan niệm rằng, "trần sao âm vậy" nên khi dâng lễ cúng tại chùa đã chuẩn bị rất nhiều vàng mã, tiền dương để gài vào mâm lễ.

Tuy nhiên, đây lại bị coi là điều cấm kỵ. Khi đến lễ chùa, bạn chỉ nên sắm lễ đơn giản như đã nói ở trên. Với những ai muốn dâng thêm tiền vàng mã thì có thể dâng ở ban Thánh Mẫu hay Đức Ông.

Ngoài ra, cũng không nên đặt tiền thật tại hướng án của chính điện. Trên mâm lễ nếu có rượu, bia, thuốc lá thì chỉ đặt ở ban thờ Thánh.

Không cầu công danh, tài lộc

Phần lớn người Việt khi đi chùa đề cầu công danh, tài lộc, tuy nhiên đây lại là điều sai lầm.

Theo quan niệm của Phật Giáo, Phật chỉ phù hộ sự bình an, che chở cho mọi nhà chứ không phù hộ những điều khác.

5 sai lầm ai cũng mắc khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng, biết để tránh phạm điều đại kỵ 2

Trang phục đi chùa phù hợp

Khi đi chùa, ngoài sắm lễ với tấm lòng thành kính, bạn cũng cần chuẩn bị trang phục cho phù hợp. 

Đến lễ chùa, tuyệt đối không mặc quần hay váy quá ngắn, các loại áo mỏng, xuyên thấu... Nên mặc trang phục gọn gàng, nếu có thể chọn áo cùng tông màu với áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ là tốt nhất.

Tới chùa, phải ăn nói nhẹ nhàng, khi nói chuyện với nhà sư nên chắp tay hình búp sen.

Hành lễ theo đúng thứ tự

Trên thực tế, không phải ai cũng biết cách hành lễ và đặt lễ sao cho đúng.

Thứ tự đi đúng sẽ là: Ban Đức Ông - hương án chính điện - các ban thờ khác của nhà Bái Đường như điện thờ Mẫu, Tứ Phủ... Sau cùng là tới nhà thờ Tổ.

Thanh Hương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính