Không chịu đựng bệnh tật (có bệnh thì phải khám)
Theo logic thông thường, khi đau dạ dày uống thuốc dạ dày, đau vai dán cao thuốc, đau đầu uống thuốc giảm đau... Những điều này đã trở thành không thể thiếu trong đời sống bình thường của người trung niên.
Tuy nhiên, đó có thể chỉ là biểu hiện ban đầu của cơ thể phát ra. Nếu chúng ta chỉ dùng thuốc, bệnh nhỏ kéo thành bệnh lớn.
Thường xuyên nhức đầu, chóng mặt có thể liên quan đến huyết áp cao hay bệnh đốt sống cổ, thường đau dạ dày có thể bị loét dạ dày, loét tá tràng, cần làm nội soi để loại bỏ các mầm bệnh ác tính, lên xuống cầu thang khó khăn, tim đập mạnh và loạn nhịp có thể là một vấn đề với tim.
Điều quan trọng nhất là phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, điều trị sớm, phòng ngừa, điều trị sớm, đề phòng cẩn thận, nhanh chóng can thiệp (nếu phát hiện có bệnh), để lâu càng thêm lo lắng.
Nếu thấy trong cơ thể có vấn đề gì không bình thường, cần nhanh chóng đi khám và điều trị càng sớm càng tốt đồng thời điều chỉnh cách sinh hoạt.
Không nhịn đói
Nghiên cứu phát hiện, khi nhịn đói lượng đường trong máu bị giảm, sẽ gây chóng mặt, khả năng chú ý bị mất tập trung, khả năng ghi nhớ bị giảm, mệt mỏi và các vân đề khác, thậm chí ảnh hưởng đến công năng của não, dẫn tới trí lực suy giảm.
Ngoài ra những người ăn không đúng giờ Cholesterol cao hơn 33% so với người ăn thức ăn bình thường.
Thường không ăn đúng giờ túi mật không co lại, theo thời gian sẽ dẫn đến phát sinh sỏi mật. Vì vậy, nhất định phải bảo đảm quy luật một ngày ăn 3 bữa, đặc biệt là bữa trưa và bữa tối.
Không được ăn quá muộn, có thể trong văn phòng chuẩn bị ít trái cây, bánh, đầy đủ nước, v.v. kịp thời cho cơ thể ‘nạp đủ dầu’ (nạp đủ năng lượng).
Không thức khuya
Thức đêm lâu ngày dễ làm loạn đồng hồ sinh học, dẫn đến bệnh tim mạch vành, cao huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến rụng tóc, tính tình nóng nảy, khả năng chú ý tập trung không cao và các vấn đề khác.
Rất nhiều người trung niên sau khi tăng ca một đêm, lái xe về nhà, tốc độ phản ứng của lái xe ở trạng thái mơ hồ cũng giống như phản ứng lái xe của người say rượu rất dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Nên cố gắng ngủ trước 11h tối và khoảng 7h sáng thức dậy. Ngay cả khi bạn không thể đảm bảo thời gian ngủ cũng cần tạo cảm giác thích hợp để cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Không mang theo mệt mỏi
Chính cái gọi là vất vả lâu ngày thành bệnh, rất nhiều bệnh tật của con người đều là mệt mỏi mà ra. Trải qua mệt mỏi lâu ngày sẽ dẫn đến lo lắng, mất ngủ, giảm trí nhớ, trầm cảm và các vấn đề khác, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến cái chết đột ngột.
Khi bạn cảm thấy thể lực không chống đỡ được, chứng minh rằng bạn đã ở trong tình trạng mệt mỏi, phải nghỉ ngơi, khôi phục sức mạnh thể chất.
Cứ 2 giờ làm việc liên tục nên dừng lại, nghe nhạc, thư giãn cơ thể và trí óc, nghỉ ngơi 15 phút. Ngoài ra, mệt mỏi quá nên chú ý đến bổ sung chất dinh dưỡng, nhưng hãy nhớ rằng chế độ ăn uống hợp lý, ăn trái cây và rau, cá v.v là một lựa chọn tốt.
Bạn cũng nên điều chỉnh tốt công việc và nhịp sống, để cho mình chậm lại, tận hưởng thời điểm này, nhưng sẽ nâng cao hiệu quả làm việc.
Không tạo áp lực cho bản thân
Tính cách người trung niên khá ẩn nhẫn, có vất vả, có mệt mỏi cũng tự mình chịu đựng, có khổ vui cũng giữ kín không nói.
Căng thẳng về tinh thần lâu dài, không được giải quyết sẽ xảy ra vấn đề lớn. Vì thế, nhất định phải học cách giảm áp lực cho bản thân.
Cần dùng thái độ tích cực để đối diện với vấn đề khó khăn, nhận thức chính xác bản chất sức khỏe của chính mình, tri thức, tài năng, khả năng thích ứng xã hội.v.v. Cố gắng tránh làm những việc ngoài khả năng của mình.
Hãy suy nghĩ và thực hành những điều trên hàng ngày để có được hạnh phúc nhé!
Hà VũBạn đang xem bài viết 5 quy tắc vàng để sống mạnh khoẻ, hạnh phúc mỗi ngày tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].