Ulrich Boser, tác giả cuốn sách ‘Learn Better’ chia sẻ 5 quan niệm sai lầm nhưng cực kỳ phổ biến trong học tập.
Định kiến 1: Mỗi người có một phong cách học tập khác nhau
Người ta chia phong cách tiếp nhận thông tin của con người làm ba loại: bằng hình ảnh (Visual), bằng âm thanh (Auditory), và bằng vận động (Kinesthetic). Gọi chung ba phong cách học tập này là VAK.
Cùng với đó, người ta nảy sinh quan niệm cho rằng mỗi người có cách tiếp nhận thông tin (hay phong cách học tập) khác nhau: có người học hiệu quả bằng cách nhìn, đọc sách, nhìn lên bảng; có người học hiệu quả hơn nếu được nghe giảng, nói trực tiếp; và cũng có người học là phải vận động, thực hành nhiều thì mới hiệu quả.
Và người ta còn sinh ra những bài trắc nghiệm VAK để xem mình thuộc phong cách học tập nào.
Theo một khảo sát trên 3000 người Mỹ, có tới 90% người tham gia khảo sát tin rằng ta có thể học tốt hơn nếu tiếp nhận theo phong cách học tập của mình.
Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ kỹ lại sẽ thấy giả thuyết này không chính xác.
‘Bạn khó lòng học đá bóng chỉ bằng cách nghe’, Boser nói.
‘Cũng như nhiều truyền thuyết khác, nó có một chút cơ sở là đúng, nhưng đến nay vẫn chưa hề có một nghiên cứu nào khẳng định về phong cách học tập cả.’
Cách học đúng đắn: Dựa theo nội dung để tìm phương pháp học thích hợp.
‘Muốn học nhạc, hãy nghe nhạc, muốn học đọc, hãy đọc nhiều hơn,’ Boser nói.
Định kiến 2: Đọc đi đọc lại là cách học tốt
Trước khi bắt đầu một buổi họp quan trọng, bạn có thể làm mới lại trí óc bằng cách xem lại giấy tờ của mình. Tuy nhiên cách thức thụ động này sẽ không hiệu quả trong học tập.
Trong khảo sát của Boser, có tới 80% người tham gia tin rằng đọc đi đọc lại là cách học hiệu quả; nhưng nghiên cứu cho thấy cách học này khá vô ích.
Phương pháp hiệu quả hơn là học tập chủ động.
‘Đôi khi con người thường coi mình như cái máy tính; dữ liệu đi vào và sẽ bằng cách nào đó nhập vào não bộ,’ anh nói. ‘Đó không phải là học. Học là phải hiểu.’
Cách học đúng đắn: Thay vì đọc đi đọc lại, dùng bút đánh dấu hay là gạch chân các thông tin quan trọng, hãy biến thông tin thành các câu hỏi.
Bài viết liên quan: Cách ghi chép bài vở nhanh và thông minh nhất cho bất kỳ học sinh nào
‘Nghiên cứu chỉ ra rằng, tự hỏi bản thân là cách học tốt hơn rất nhiều,’ Boser cho biết.
‘Sau khi đọc hết một đoạn văn, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi kiểu như:
- Tác giả muốn nói lên điều gì?
- Đoạn văn này có gì khác biệt với những đoạn văn trước đó?
- Nó có gì liên quan với những kiến thức khác mà mình đã được học?
Một khi bạn đã hiểu được vấn đề, tức là bạn đã học được nó rồi đấy.
Định kiến 3: Chỉ tập trung vào một môn học một lúc
Khi phải học một học khó, người ta thường nghĩ rằng bạn cần tập trung vào chỉ một môn đó mà thôi.
Ví dụ nếu bạn phải học một bộ phần mềm, thì mỗi ngày chỉ thực hành với một chương trình, và ngày sau thì đổi sang một chương trình khác.
Cách học đúng đắn: Hãy kết hợp với nhau.
Boser cho biết, ‘Khi học tập kết hợp, bạn sẽ có thể nhận ra trong điểm, và khi chuyển giữa các nội dung bạn sẽ đạt khả năng hiểu tốt hơn’.
Định kiến 4: Câu trả lời đầu tiên thường là câu trả lời đúng
Ở trường, chúng ta thường được dạy là khi kiểm tra, nếu chúng ta đã chọn một đáp án thì không nên thay đổi nữa.
Nhưng theo Boser, thực tế bạn nên dành thời gian xem xét, suy nghĩ lại.
‘Còn người thường quá tự tin,’ anh nói. ‘Nếu bây giờ chúng ta đi quanh lớp và hỏi xem ai là người chăm chỉ nhất, hầu hết ọi người sẽ tự nhận mình trong là chăm chỉ.
Hoặc khi họ học được điều gì đó từ một bài viết hay bài diễn thuyết trên TED, họ nghĩ rằng họ biết điều đó.
Thực ra, để hiểu bất kỳ điều gì, chúng ta cần có thời gian để xem xét và nghiền ngẫm.’
Cách học đúng đắn: Kiến thức là quan trọng, nhưng cách bạn sử dụng chúng mới là chìa khóa.
‘Để giải quyết những vấn đề mới hay nghĩ ra những sáng kiến, chúng ta cần những kiến thức tương đồng và hiểu mối tương quan giữa chúng.
Việc tạo mối liên hệ giữa kiến thức sẽ mất chút thời gian.
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, nếu giáo viên dừng ba đến năm giây nghỉ khi giảng bài thì học sinh sẽ học hiệu quả hơn.
Bộ não cần thời gian để tư duy.’
Định kiến 5: Học càng nhiều thì càng tốt
Nguyên tắc 10.000 giờ của Malcolm Gladwell - tác giả cuốn sách ‘Những kẻ xuất chúng’ cho rằng chúng ta không thể xuất chúng nếu không đủ 10.000 giờ luyện tập.
Nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa rằng học càng nhiều thì càng tốt, Boser cho biết.
‘Hầu hết chúng ta đều lái xe mỗi ngày, nhưng hầu như chẳng ai lái giỏi hơn,’ anh nói.
‘Dành quá nhiều thời gian không có nghĩa là bạn sẽ giỏi.’
Cũng như việc tin tưởng câu trả lời đầu tiên, tự tin thái quá là nguyên nhân của định kiến này.’
Cách học đúng đắn: Yếu tố quan trọng ở đây không chỉ là thời gian, mà còn là cách tiếp thu, và sự chỉ dẫn từ người khác.
Chẳng hạn, Boser đã thuê một huấn luyện viên bóng rổ để giúp anh cải thiện trò chơi này và ghi hình lại cảnh anh chơi bóng trong công viên.
‘Đừng chỉ nghe lời nhận xét từ bạn bè. Chúng ta cần những người ngoài xã hội có thể cho bạn lời khuyên. Vì vậy thuê huấn luyện viên hay gia sư có thể có ích trong việc học.’
Bạn đang xem bài viết 5 quan niệm sai lầm trong học tập phải xóa bỏ ngay nếu muốn học tốt hơn tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].