1. Tắm đêm
Vào buổi tối, nhiệt độ không khí giảm mạnh thế nên việc tắm đêm sẽ rất có hại cho sức khỏe.
Tắm muộn dễ khiến bạn phải đối mặt với một số chứng bệnh như đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau chân, tay,... thậm chí là đột quỵ và tử vong.
Bên cạnh đó, tắm đêm còn là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi.
Chuyên gia khuyến cáo, nên tắm trong khoảng từ 18 giờ - 20 giờ, sau khi tắm xong nên nghỉ ngơi trong khoảng 2 tiếng trước khi lên giường ngủ. Tuyệt đối không tắm sau 22 giờ.
2. Tắm ở những nơi có gió lùa
Vào mùa đông các gia đình thường tắm bằng nước nóng, lúc này hơi nước ấm bốc lên nếu có gió lùa sẽ dễ khiến người tắm bị trúng gió, nguy cơ đột quỵ cao.
Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, gió lùa đột ngột sẽ dễ gây ra nhiều bệnh lý ở mức độ khác nhau, nguy cơ liệt nửa mặt cũng có thể xảy ra.
Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, nên tắm ở nơi được che kín gió.
3. Tắm nước quá nóng
Rất nhiều người có thói quen tắm nước thật nóng để giảm bớt cảm giác lạnh giá, tuy nhiên đây là việc làm sai lầm nên bỏ càng sớm càng tốt, nó không chỉ hại da mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Theo các chuyên gia, việc tắm nước quá nóng có thể làm da bị mất nước tạo cảm giác thô ráp, lão hóa nhanh.
Tắm nước quá nóng cũng gây áp lực lên tim bởi tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết lúc này oxy không đủ để đưa đến tim.
4. Tắm quá lâu
Thời gian tắm lý tưởng là từ 10 - 15 phút tuy nhiên nhiều người thường kéo dài tới 30 phút thậm chí là 1 tiếng đồng hồ.
Các chuyên gia lý giải, việc tắm lâu không những không giúp cơ thể sạch sẽ hơn mà còn là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh nguy hiểm.
Việc tắm lâu khiến nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp quá mức dễ dẫn tới cảm lạnh, choáng váng thậm chí là ngất xỉu.
Thanh HươngBạn đang xem bài viết 5 kiểu tắm vào mùa đông rất hại, cẩn thận kẻo đột quỵ thậm chí mất mạng tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].