Dưới đây là một số dấu hiệu từ cơ thể chứng tỏ bạn đang vận động quá ít và cần thay đổi.
1. Bọng mắt
Lối sống ít vận động là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng giữ nước.
Bọng mắt xuất hiện do bạn ở tư thế nằm ngang trong một thời gian dài. Do đó ngủ không phải là vô hại như bạn nghĩ.
Yoga được cho là một trong những giải pháp tốt nhất. Các tư thế yoga tạo áp lực lên vùng đầu và tăng cường tuần hoàn máu.
Khi bạn tăng cường vận động trong đời sống hàng ngày, bọng mắt sẽ không còn là vấn đề nữa.
2. Táo bón
Tập thể dục là yếu tố quan trọng giúp tăng nhu động ruột. Thói quen ngồi nhiều, ít vận động góp phần gây ra tình trạng táo bón, đầy bụng.
Vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện hiệu quả đường tiêu hóa. Ngay cả việc thực hiện động tác giãn cơ 5 phút đơn giản vài lần trong ngày cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa táo bón.
3. Hay quên
Nếu bạn thấy mình hay quên, có thể bạn đang vận động quá ít.
Một nghiên cứu cho thấy những người có lối sống ít vận động cho thấy những thay đổi cấu trúc trong não ở khu vực thùy thái dương ở giữa. Khu vực này chịu trách nhiệm về khả năng ghi nhớ.
Tập thể dục đã được chứng minh là giúp tăng cường trí nhớ. Không có gì ngạc nhiên khi cơ thể cân đối giúp cấu trúc não phát triển hơn.
4. Đau đầu gối
Vận động là bí quyết để nới lỏng các khớp bị cứng. Tập thể dục có thể làm giảm bớt các triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là các bài tập cardio tác động thấp.
Bệnh nhân bị đau đầu gối mãn tính nên tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp và xương khớp linh hoạt hơn.
5. Thèm đường
Hoạt động thể chất giúp chống lại cơn thèm đường hiệu quả. Vận động làm tăng cường năng lượng và giải phóng endorphin, giúp tăng cảm giác hạnh phúc. Các hormone hạnh phúc này sẽ làm giảm cảm giác thèm đồ ngọt đáng kể.
Vận động đầy đủ cũng giúp ngăn ngừa trầm cảm, cải thiện tâm trạng, nhờ đó giúp bạn tránh ăn uống theo cảm xúc.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 dấu hiệu từ cơ thể chứng tỏ bạn đang vận động quá ít tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].