Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khi ăn trứng bạn cần lưu ý.
1. Ăn trứng sống
Một số người nghĩ rằng thực phẩm khi bị nấu chín sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng, vậy nên họ thích ăn rau sống, hải sản sống, trứng sống,...
Tuy nhiên ăn trứng sống sẽ có nguy cơ cao khiến các vi khuẩn như khuẩn coli đi vào dạ dày, gây đau bụng, tiêu chảy.
Trứng sống cũng có chứa chất avidin chỉ có thể bị phá hủy bằng nhiệt độ cao.
Avidin có thể ảnh hưởng khả năng hấp thu biotin trong thực phẩm, gây ra các triệu chứng khó chịu như chán ăn đau cơ, viêm da, rụng lông mày,...
2. Nấu trứng quá kỹ
Một số người cho rằng trứng luộc càng kỹ thì càng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trứng đun quá lâu có thể khiến ion sắt trong lòng đỏ trứng kết hợp với ion lưu huỳnh ở lòng trắng trứng, tạo thành sắt sulfat khó hấp thụ.
Ngoài ra trứng rán quá lâu cũng bị cháy, khiến polymer-protein ở lòng đỏ trứng có thể hình thành axit amin hạ phân tử có thể biến đổi thành các chất hóa học có hại cho sức khỏe dưới nhiệt độ cao.
3. Ăn quá nhiều trứng một ngày
Ăn quá nhiều trứng một ngày sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và có thể dẫn tới triệu chứng suy thận.
Người già chỉ nên ăn tối đa 1-2 quả trứng mỗi ngày.
Thanh niên và người tủng tuổi làm việc trí óc hay cường độ lao động nhẹ có thể ăn 2 quả trứng mỗi ngày.
Người lao động cường độ cao có thể cần nhiều dinh dưỡng hơn, có thể ăn 2-3 quả trứng mỗi ngày.
Trẻ nhỏ có thể ăn 2-3 quả trứng mỗi ngày do trao đổi chất nhanh.
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người có hệ miễn dịch yếu và bệnh nhân sau phẫu thuật có thể ăn 3-4 quả trứng một ngày do cần bổ sung protein.
4. Ăn trứng với đường, sữa đậu nành
Nhiều người thích nấu trứng với đường, nhưng trứng có thể phản ứng với đường ở nhiệt độ cao tạo ra chất glycolysis, có thể phá hủy axit amin trong trứng.
Glycolysis còn có tác dụng phụ tới sự đông máu, có thể gây hại sức khỏe. Do đó bạn không nên đợi trứng nguội trước rồi mới đường.
Ngoài ra, nhiều người thích ăn trứng và uống sữa đậu nành cho bữa sáng. Tuy nhiên trypsin trong sữa đậu nành có thể kết hợp với protein ở lòng trắng trứng làm mất đi chất dinh dưỡng và giảm giá trị dinh dưỡng của chúng.
5. Ăn nhiều trứng khi bụng đói
Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein như sữa, sữa đậu nành, trứng, thịt, protein có thể bị chuyển hóa thành năng lượng tiêu thụ, không thể cung cấp dinh dưỡng cho bạn.
Hơn nữa, khi cơ thể con người nạp vào một lượng protein dư thừa trong thời gian ngắn, quá trình phân hủy protein có thể tạo ra nhiều loại chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chẳng hạn như urê, các hợp chất amoniac,...
(Theo Communicating science)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 cách ăn trứng 'hạ độc' chính mình nhiều người mắc phải tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].