Ảnh: Thiên Hưng
1. Bộ phận sợ lạnh đầu tiên: bụng
Một đứa trẻ 1 2 tuổi bụng thường khá to, lại thêm việc nghịch ngợm, nên quần thường bị tuột xuống.
Hay những lúc leo trèo, bố mẹ bế, áo của bé cũng dễ dàng bị kéo lên hở hết bụng, thậm chí đến tận ngực.
Nếu bố mẹ không kịp thời để ý, con dễ dàng bị lạnh bụng, có thể dẫn đến đi ngoài, khó tiêu và các bệnh khác. Vì vậy các mẹ cần giữ ấm bụng cho bé.
Chú ý:
Mẹ có thể mặc đồ liền cho con để giúp phần bụng luôn được che chắn cẩn thận. Mẹ có thể mua bộ quần áo liền từ đầu đến chân hoặc loại áo body có cài dưới bẹn đảm bảo áo không bị kéo lên.
Một cách khác là mẹ cho con mặc quần yếm để quần không bị tuột khi vận động. Ngoài ra hiện nay có bán các loại băng quấn bụng, hoặc quần cạp cao che bụng, mẹ có thể tham khảo lựa chọn phù hợp cho con.
Nếu tối đi ngủ sợ con đạp chăn hở bụng, mẹ có thể cho con dùng túi ngủ.
Bộ phận sợ lạnh thứ 2: khu vực cổ và đầu
Các em bé từ 6 – 12 tháng thường tóc chưa phát triển quá nhiều. Nếu ra ngoài trời, đầu bé dễ dàng bị thu mất nhiệt do gió lạnh, từ đó con dễ dàng bị lạnh mà ốm.
Vì vậy, ra ngoài trời mẹ nhỡ đội mũ, giữ đầu ấm áp cho con.
Chú ý:
Chú ý đi ngoài đường lạnh mẹ có thể đội mũ dày đảm bảo độ ấm áp cho con.
Tuy nhiên, khi vào khu vực kín gió, ấm áp hơn, mẹ cần để ý tránh để con vì đội mũ dày mà nóng quá, toát mồ hôi gây phản tác dụng, thậm chí cảm lạnh.
Đội mũ dày và bí cũng có thể khiến bé bị chóng mặt, khó chịu. Vì vậy, nên để ý cho con đội mũ mềm, thoải mái và thoáng khí.
Đeo khăn quàng cổ giúp con giữ ấm cổ. Đồng thời nó giúp ngăn ngừa sự mất nhiệt của cơ thể.
Khăn quàng tiếp xúc trực tiếp với da, da cổ bé rất nhạy cảm, nên chọn khăn chất lượng tốt, không gây kích ứng da.
Không nên chọn loại khăn dễ rụng lông, em bé hít phải có thể gây bệnh về hô hấp.
Bộ phận sợ lạnh thứ 3: lưng
Lưng là khu vực cần bảo đảm ấm nhưng không được quá nóng. Nếu nóng, lưng bé dễ dàng đổ mồ hôi gây ẩm ướt, gặp lạnh sẽ dễ dàng khiến bé bị cảm.
Vì vậy luôn cần để ý xem lưng bé có ra mồ hôi không, từ đó biết lượng trang phục mẹ mặc cho con có quá nóng hay quá lạnh không.
Chú ý:
Trời lạnh có thể cho bé mặc áo gi-lê, vừa đảm bảo giữ ấm thân người, lại giúp con dễ dàng vận động, vui chơi.
Ngoài ra mẹ có thể sử dụng khăn thấm mồ hôi. Trước khi bé vận động nhiều, đặt tấm khăn thấm mồ hôi vào lưng bé.
Khi bé vận động nhiều ra mồ hôi, tấm khăn sẽ hút hết mồ hôi, giúp lưng bé khô ráo và cũng không ướt vào quần áo.
Bộ phận sợ lạnh thứ 4: bàn chân
Bàn chân là nơi chứa nhiều dây thần kinh, là bộ phận nhạy cảm nhất với thế giới bên ngoài. Lượng mỡ ở chân vốn ít, nên khả năng giữ nhiệt kém.
Đảm bảo bàn chân của con được giữ ấm, sẽ giúp cơ thể dễ dàng thích ứng với những thay đổi của khí hậu bên ngoài.
Chú ý:
Nên chọn loại tất thấm mồ hôi. Nếu chọn những đôi tất dày mà không thoáng, không thấm hút mồ hôi, chân con rất dễ bị ướt và gây lạnh.
Với các bé sơ sinh, bé có thể giữ ấm chân bằng các đôi giày tập đi. Chú ý luôn chọn giày nhẹ nhàng và mềm mại cho con.
Những đôi giày quá cứng có thể khiến con bị chấn thương chân trong lúc vui chơi.
Bộ phận sợ lạnh thứ 5: tay
Trung tâm điều tiết nhiệt độ ở em bé vẫn chưa hoàn thiện. Ví dụ nếu tay lạnh, dễ dàng dẫn đến tình trạng cung cấp máu đến toàn thân không đủ.
ĐIều này theo phản xạ sẽ ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, khí quản, khả năng đề kháng cũng giảm xuống.
Chú ý:
Bảo vệ tay bằng cách đeo găng tay cho trẻ. Chọn găng tay kích thước phù hợp, giúp con dễ dàng cầm nắm, hoạt động.
Nếu găng tay chật quá có thể gây ảnh hưởng lưu thông máu.Cẩn thận các sợi chỉ thừa bên trong gang tay có thể cứa hoặc thắt vào tay con.
Với các bé còn quá nhỏ có thể gây nguy hiểm, tím tái thậm chí hoại tử nếu không được xử lý kịp thời.
Quy tắc về giữ ấm theo nhiệt độ mẹ có thể tham khảo để mặc đồ cho bé:
Khôi NguyênBạn đang xem bài viết 5 bộ phận ‘sợ lạnh’ của bé, bố mẹ không thể không giữ ấm khi đông về tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].