1. Cho con ngủ chung với bố mẹ đến 3 tuổi
Một số nhà nghiên cứu cho rằng trẻ nhỏ tốt nhất nên ngủ với mẹ thay vì ngủ phòng riêng.
Họ đã nghiên cứu 16 trẻ nhỏ khi ngủ trong nôi và ngủ cùng mẹ. Kết quả cho thấy trẻ căng thẳng cấp 3 lần khi ngủ một mình.
Các nhà khoa học cũng cho rằng tốt nhất nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ đến khi 3 tuổi.
2. Không ép buộc để con ăn nhiều hơn
Chuyên gia khuyên cha mẹ hãy bày những thực phẩm lành mạnh trên bàn ăn. Như vậy bạn sẽ không phải lo lắng con sẽ ăn thực phẩm không tốt hay ăn quá ít.
Một số cha mẹ thường ép trẻ ăn vì sợ con đói bụng. Tuy nhiên tốt nhất không nên gây áp lực với trẻ trong việc ăn uống. Tương tự trong lựa chọn món ăn cũng vậy. Hãy đưa ra các lựa chọn lành mạnh và để trẻ quyết định ăn gì trong số đó.
3. Đừng hoảng loạn nếu con không thích ngồi bô
Việc tập cho bé ngồi bô không thể một sớm một chiều mà cần đợi đến khi trẻ sẵn sàng. Theo bác sĩ nhi Ari Brown và tác giả Denise Fields, không có độ tuổi chính xác nào để tập cho trẻ ngồi bô.
Trẻ cần sẵn sàng và hứng thú với nó. Tuy nhiên thời gian trung bình là từ 2 đến 4 tuổi.
4. Cho con lựa chọn để dạy con ra quyết định
Từ nhỏ bạn đã cần dạy trẻ tính độc lập. Bác sĩ nhi Gwenn Schurgin O’Keeffe cho biết các dạy con nghiêm khắc không phải là tốt nhất.
Bạn không nên áp đặt lựa chọn của mình cho trẻ. Trẻ cần những lựa chọn. Ví dụ hãy hỏi trẻ thích ăn món nào vào bữa tối hay mặc áo phông màu nào
5. Để trẻ cùng tham gia khi khám bác sĩ
Chuyên gia khuyến nghị, trẻ cần học hỏi cách thăm khám bác sĩ và cung cấp cho bác sĩ một số thông tin cá nhân.
Do đó người lớn nên để trẻ cùng tham gia khi đi gặp bác sĩ.
Bác sĩ Abrams cho biết khi lên 6 tuổi trẻ có thể bắt đầu trả lời những câu hỏi khi đi khám bệnh. Không nên trả lời các câu hỏi của bác sĩ thay trẻ.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 bí quyết nuôi dạy con từ chuyên gia mọi cha mẹ nên biết tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].