Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

4 thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh viêm da mạn tính, hay tái phát, rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên Thế giới. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh này.

Lối sống, thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá, sử dụng nhiều chất cồn, ít vận động, dinh dưỡng không cân đối,… đã được chứng minh gây bất lợi trong điều trị vảy nến.

Vì vậy để kiểm soát tốt bệnh vảy nến cần kết hợp điều trị triệu chứng, tư vấn hỗ trợ tâm lý cũng như chế độ ăn uống, luyện tập cho người bệnh.

benh vay nen

Theo các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, người bệnh vảy nến nên ăn và nên tránh các loại thực phẩm sau đây.

Các thực phẩm nên ăn khi bị vảy nến

1. Thức ăn giàu chất xơ và vitamin

Empty

Trái cây, rau củ, ngũ cốc giúp cung cấp các khoáng chất như kẽm, selen và các vitamin A, D, E, C, B12.

Trái cây và rau củ có nhiều chất chống oxy hóa, là những hợp chất làm giảm stress oxy hóa và giảm viêm.

Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả được khuyến khích với các tình trạng viêm nhiễm, trong đó có bệnh vảy nến.

Các thực phẩm nên ăn bao gồm: bông cải xanh, súp lơ trắng, cải Brussels, rau cải xoăn, rau bina, các quả mọng như việt quất, dâu tay, mâm xôi, các trái cây sẫm màu như anh đào, nho,…

2. Dầu cá

Empty

Chế độ ăn nhiều dầu cá có thể cung cấp acid béo omega-3 chống viêm cho cơ thể.

Việc hấp thụ omega-3 có liên quan đến viện giảm các chất gây viêm và tình trạng viêm tổng thể (thông qua việc giảm tác động của các sản phẩm từ acid arachidonic).

Các loại dầu cá có thể sử dụng là: cá hồi tươi, cá mòi và cá thu.

Ngoài ra, dầu hạt hướng dương và hạt mè cũng chứa nhiều acid béo omega-3.

3. Thực phẩm giàu kẽm và selen

Kẽm có tác dụng điều biến miễn dịch và selen có vai trò chống oxy hóa, chống viêm, ức chế tổng hợp DNA.

Mặc dù không có nhiều bằng chứng cụ thể về vai trò của 2 vi chất này, các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên bổ sung kẽm và selen, dựa trên những quan sát cho thấy hàm lượng kẽm và selen có xu hướng giảm ở bệnh nhân vảy nến.

4. Chế độ giảm cân

Empty

Đối với những bệnh nhân vảy nến bị béo phì thì việc giảm cân cho thấy tác dụng rõ rệt cải thiện tổn thương

Các thực phẩm nên tránh khi bị vảy nến

1. Đồ uống có cồn

Empty

Rượu, bia hay đồ uống có cồn nói chung, đã được ghi nhận một cách rõ ràng là một yếu tố kích hoạt đợt bùng phát của bệnh vảy nến.

Điều này được giải thích do tác động của rượu lên hệ miễn dịch và kích thích giải phóng chất histamine làm nặng tổn thương da.

Bên cạnh đó, việc uống rượu hay nghiện rượu cũng làm giảm tuân thủ điều trị, giảm hiệu quả và tăng độc tính của các phương pháp trị liệu toàn thân.

Bệnh nhân vảy nến nên tránh tối đa sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn khác.

Nếu phải sử dụng thì liều lượng trong một ngày không quá 175 ml rượu vang độ cồn 13% hoặc không quá 568 ml bia độ cồn 4%, nước táo độ cồn 4,5% hoặc 25 ml rượu độ cồn 40%.

Trong tuần phải ít nhất 2 ngày không sử dụng chất cồn

2. Trứng, sữa và các loại thịt đỏ

Empty

Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các sản phẩm phụ của acid arachidonic có nhiều trong trứng, sữa và một số loại thịt đó có thể đóng vai trò trong việc hình thành tổn thương vảy nến.

Các nghiên cứu trên người da trắng, sữa và trứng gây nặng bệnh ở khoảng 6 - 7% bệnh nhân, tuy nhiên chưa có nghiên cứu với bệnh nhân Việt Nam.

Bệnh nhân có thể tự theo dõi bằng cách dùng các thực phẩm này trong một thời gian (khoảng 1 tháng) sau đó sử dụng lại và đánh giá.

3. Đường tinh luyện và tự nhiên

Empty

Đường cũng được ghi nhận là một thực phẩm có thể kích hoạt đợt nặng lên của tổn thương vảy nến, do làm tăng nặng các stress oxy hóa.

Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm có đường còn làm tăng nguy cơ béo phì và các rối loạn chuyển hóa khác liên quan tới bệnh vảy nến.

4. Thực phẩm chiên xào và chế biến sẵn

Empty

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, có hàm lượng calo cao có thể dẫn đến béo phì, hội chứng chuyển hóa và một loạt các tình trạng sức khỏe mãn tính.

Một số tình trạng như vậy gây ra tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể, có thể liên quan tới bùng phát bệnh vảy nến.

Hoàng Nguyên (t/h)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính