Ung thư phổi là căn bệnh phát triển nhanh nhất về thời gian lẫn tỷ lệ tử vong, đồng thời cũng là một trong những bệnh ung thư đe dọa tính mạng đáng sợ nhất.
Dưới đây là những thói quen làm tăng nguy cơ ung thư phổi mà bạn nên tránh càng sớm càng tốt.
1. Uống bia rượu quá nhiều
Dù là loại rượu nào, có cồn hay không, thậm chí là bia các loại, rượu nho hoặc các loại rượu mạnh khác, nếu uống quá nhiều với số lượng lớn, bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư miệng, ung thư vòm họng và ung thư thanh quản với tỉ lệ rất cao và rõ ràng.
Vì vậy, hãy luôn nhớ rằng, rượu bia là "kẻ thù" của sức khỏe, không nên lạm dụng hoặc thỏa hiệp với việc uống rượu. Nếu vì lý do ngoại giao hoặc công việc, bạn có thể uống một ít khi không thể từ chối, mỗi ngày không nên uống quá 2 cốc/chén bia rượu.
2. Tiếp xúc với khói thuốc lá
Hút thuốc, đặc biệt là thuốc lá điếu, cho đến nay là tác nhân chính gây ra ung thư phổi nặng nhất. Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư và một đồng vị phóng xạ của Poloni đó là Poloni-210. Tại các nước phát triển, 90% số ca tử vong do ung thư phổi ở nam giới trong năm 2000 được cho là do hút thuốc, tỉ lệ này đối với phụ nữ là 70%.
Nếu ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi một cách đáng kể.
Việc hít phải khói thuốc từ một người khác đang hút thuốc, hay thường được gọi là hút thuốc thụ động, là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổi ở những người không hút thuốc.
Nguy cơ mắc bệnh đối với những người hút thuốc lá thụ động tăng lên từ 20 - 30% trong khi đối với những người làm việc trong môi trường có khói thuốc là 16 - 19%. Các nghiên cứu chỉ ra khói thuốc bay ra ngoài không khí từ điếu thuốc cháy (Sidestream smoke) nguy hiểm hơn nhiều so với loại khói mà người hút thuốc trực tiếp hít vào (Mainstream smoke).
3. Lười vận động
Giới trẻ hiện này có xu hướng lười vận động, đặc biệt là những làm việc trong văn phòng. Vì vậy, tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến nguyên nhân ít vận động ngày càng tăng cao.
Không những thế, sau một ngày dài ngồi ở văn phòng làm việc, nhiều người đã hết năng lượng, mệt mỏi, nên không còn hứng thú để tập thể dục, từ đó dẫn đến khả năng mắc bệnh tăng cao, theo thời gian sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, từ đó dẫn đến các bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư phổi và các bệnh ung thư khác.
Lời khuyên của các chuyên gia là hãy tích cực tham gia tập thể dục, vận động thường xuyên, mỗi ngày nên tập ít nhất khoảng 30 phút, duy trì hàng ngày để cơ thể hoàn toàn được chăm sóc đúng cách.
4. Ăn quá nhiều đường, tinh bột
Một nhóm các nhà khoa học của Trung tâm ung thư MD Anderson tại Houston đã tiến hành nghiên cứu gần 2.000 người bị chẩn đoán ung thư phổi và so sánh với 2.415 người không mắc bệnh. Họ được hỏi kỹ về thói quen ăn uống, hút thuốc, thu nhập và những yếu tố khác.
Kết quả cho thấy, những người dùng thực phẩm có chỉ số GI cao chiếm hơn 50% trong nhóm ung thư phổi. Mối liên quan trở nên mạnh hơn trong nhóm người chưa từng hút thuốc nhưng có chế độ ăn gồm các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết lớn.
"Nghiên cứu khẳng định, bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh, thì việc giảm bớt tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư phổi", Tiến sĩ Xifeng Wu - người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, những thực phẩm có chỉ số GI thấp gồm: Yến mạch, lúa mạch, ngô, khoai lang, đậu Hà Lan, hầu hết các loại trái cây, rau và cà rốt...
Những thực phẩm có chỉ số GI cao gồm: Bánh mì trắng, gạo trắng, mì gạo, khoai tây, bí ngô, bánh quy, dưa hấu, dứa...
H.Tú (T/h)Bạn đang xem bài viết 4 thói quen thường ngày gây ung thư phổi còn nhanh hơn cả hút thuốc lá tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].