Rau mồng tơi là loại rau chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chất nhày trong rau giúp kích thích nhu động ruột và nhuận tràng.
Theo Đông y, rau mồng tơi có vị ngọt, chua, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, hóa tràng, lương huyết, giải độc, có công dụng chữa nhiều bệnh.
5 "không" khi ăn rau mồng tơi
Tuy nhiên, khi muốn nấu rau mồng tơi, nên tránh những 'đại kỵ' sau:
Không ăn cùng thịt bò
Khi ăn rau mồng tơi không nên ăn thịt bò bởi vì rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng và khiến cho việc tiêu hoá kém hơn. Nhất là những người bị táo bón thì khi ăn rau mồng tơi cùng thịt bò càng khiến cho bệnh thêm nặng hơn. Vì thế khi ăn rau mồng tơi bạn nên ăn kèm những loại thực phẩm chứa vitamin C.
Không ăn khi bị sỏi thận
Rau mồng tơi có chứa nhiều purin, khi ăn nhiều sẽ chuyển hoá thành axit uric, làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Vì thế, những người bị sỏi thận nên hạn chế ăn.
Không ăn khi bị tiêu chảy
Rau mồng tơi có chất xơ lớn có thể làm cho dạ dày khó chịu khi ăn quá nhiều rau mồng tơi. Những người bị bệnh tiêu chảy, đau bụng, đại tiện lỏng không nên ăn rau mồng tơi bởi nó có tính hàn, ăn vào sẽ khiến triệu chứng thêm nặng.
Không ăn rau mồng tơi để qua đêm
Tất cả các loại rau xanh đều không nên để qua đêm, mồng tơi cũng vậy. Hàm lượng nitrat dồi dào trong mồng tơi có thể bị phân hủy và tạo thành nitrite.
Chất này khi đi vào dạ dày sẽ tiếp tục bị tác động và chuyển hóa thành nitrosamine. Hợp chất này đã được chứng minh là có thể gây ung thư thực quản, dạ dày và các bệnh ở hệ tiêu hóa.
Do đó, nếu có lỡ nấu thừa thì bạn cũng đừng tiết kiệm một chút mà để dành tới hôm sau, hại sức khỏe lắm.
Những người không nên ăn rau mồng tơi
Người đang bị tiêu chảy nên tránh ăn rau mồng tơi do loại rau này có tác dụng nhuận tràng và có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh gút cũng nên hạn chế ăn loại rau này vì nó có thể khiến tình trạng đau nhức khớp trở nên trầm trọng hơn do làm tăng tích tụ axit uric trong cơ thể.
Rau mồng tơi chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axit uric, làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Do đó, người bị bệnh thận nên tránh ăn rau mồng tơi.
Khi bị đau dạ dày, bạn cũng nên hạn chế ăn rau mồng tơi vì loại rau này có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, làm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi càng gia tăng.
V.LinhBạn đang xem bài viết Rau mồng tơi vừa ngon, vừa lành nhưng lại cần tránh 5 sai lầm khi nấu dưới đây, đặc biệt là sai lầm đầu tiên gây đầy bụng cả ngày tại chuyên mục Nhịp sống Gia Đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].