1. Tẩy tế bào chết bằng cà phê
Uống cà phê điều độ có thể tăng cường năng lượng và sự trao đổi chất, nhưng bạn có biết cà phê cũng có thể giúp ích rất nhiều cho làn da của bạn không?
Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong caffeine cũng có lợi khi thoa ngoài da.
Bạn có thể kết hợp cà phê xay với các nguyên liệu khác trong nhà bếp của bạn như mật ong, dầu dừa hoặc sữa để tạo thành hỗn hợp tẩy tế bào chết tự nhiên.
Hỗn hợp này sẽ giúp tẩy tế bào chết trên da, giảm mụn và vết thâm, giúp da bạn mịn màng và không tì vết.
2. Tăng cường lưu thông máu bằng quế
Quế là một nguyên liệu không thể bỏ qua trong làm đẹp. Chất chống oxy hóa và chống viêm trong quế có thể hỗ trợ bạn chống lại mụn trứng cá và các dấu hiệu lão hóa.
Quế cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu dưới da. Hỗn hợp mật ong, quế và sữa chua sẽ giúp da sáng hơn và đều màu hơn. Khi máu lưu thông tốt hơn, đôi môi của bạn cũng sẽ trông đầy đặn hơn.
Lưu ý: Quế có thể có tác dụng phụ. Bạn nên thử trước với một lượng nhỏ trên da để xem mình có bị mẩn đỏ, ngứa hay không trước khi sử dụng.
3. Tẩy trắng da, trị vết thâm bằng nước ép khoai tây tươi
Vì khoai tây không chỉ chứa nhiều khoáng chất và vitamin mà còn chứa nhiều calo nên nhiều người tránh sử dụng loại củ này hàng ngày trong chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua khoai tây trong việc chăm sóc da, vì nước ép khoai tây tươi là một chất tẩy trắng tự nhiên, có thể giúp trị mụn, trị vết cháy nắng và vết thâm trên da.
4. Chống thâm quầng mắt bằng baking soda
Baking soda (NaHCO₃) nổi tiếng với đặc tính tẩy trắng, vì vậy kết hợp baking soda với sữa có thể giúp làm giảm vết thâm quầng hiệu quả.
Natri cũng có tác dụng chống viêm và khử trùng, vì vậy nó có thể được dùng trong các loại kem trị kích ứng da và phát ban.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 4 mẹo làm đẹp tự nhiên giúp bạn lấy lại làn da tươi sáng, trẻ trung ngay tại nhà tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].