1. Đồ ngọt
Vào thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn nhiều món khác nhau trong đó có đồ ngọt. Một số người còn có thói quen ăn bánh kẹo ngọt thay cơm.
Theo các chuyên gia việc ăn đồ ngọt trong suốt kỳ kinh nguyệt là thói quen xấu cần phải bỏ ngay.
Ăn nhiều đồ ngọt không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì mà còn ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của cơ thể.
Ngoài các món ngọt thông thường, bạn tuyệt đối không nên ăn socola bởi trong socola có một số chất khiến cảm xúc tiêu cực làm chị em dễ cáu gắt.
2. Đồ uống có cồn
Có thể bạn chưa biết, đồ uống có cồn như rượu bia rất dễ khiến cơ thể con người bị kích ứng. Việc uống rượu bia trong kỳ kinh nguyệt sẽ dễ gây kích thích tử cung làm lượng máu nhiều hơn, xuất hiện tình trạng đau bụng quằn quại.
Bên cạnh đó, rượu bia còn gây ra tình trạng rong kinh, rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phái nữ.
3. Đồ uống chứa caffeine
Các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê cũng là thức uống bị liệt vào "danh sách đen" của các chị em trong kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân là do trong cà phê có chứa chất kích thích, khi uống cà phê chất này sẽ kích thích tử cung gây nên tình trạng đau bụng. Bên cạnh đó, cà phê cũng ảnh hưởng xấu tới nhũ hoa, gây tình trạng tiểu đêm làm giảm chất lượng giấc ngủ khiến bạn mệt mỏi.
4. Đồ lạnh
Thêm một loại đồ uống khác bị liệt vào "danh sách đen" của chị em trong những ngày "rớt dâu".
Việc uống đồ lạnh trong kỳ kinh nguyệt khiến máu lưu thông kém, cản trở quá trình thải ra trơn tru của máu kinh thậm chí khiến máu kinh ứ đọng trong cơ thể gây tổn hại lớn đến sức khỏe của phụ nữ.
Bên cạnh đó, đồ uống lạnh sẽ làm tăng độ ẩm trong cơ thể và gây ra các vấn đề về da và gây kích ứng mạch máu cùng các bệnh tim mạch.
Thanh HươngBạn đang xem bài viết 4 đồ uống tuyệt đối không dùng trong kỳ kinh nguyệt kẻo đau bụng, mắc bệnh phụ khoa tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].