Nha đam được sử dụng từ xưa đến nay với tác dụng làm lành vết thương, làm đẹp da, làm đẹp tóc. Dưới đây là 4 công dụng của nha đam có thể bạn chưa biết:
1. Trị gàu
Rất nhiều người than phiền về gàu vì nó gây ngứa ngáy khó chịu và khiến người bệnh không tự tin khi giao tiếp. Triệu chứng của gàu đó là ngứa da đầu và xuất hiện những mảng trắng bong ra dưới da.
Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể dùng nha đam để trị gàu. Một cuộc nghiên cứu năm 1998 cho thấy nha đam có thể làm giảm tình trạng viêm da đầu do gàu. Axit béo trong nha đam có đặc tính chống viêm nên bạn hoàn toàn có thể kiên trì sử dụng.
2. Làm sạch bã nhờn
Để có một mái tóc khỏe đẹp, trước hết da đầu phải sạch. Nha đam có tính làm sạch an toàn vì nó lấy đi bã nhờn trên da đầu mà vẫn giữ được vẻ đẹp óng ả của mái tóc.
Vì thế, bạn có thể tận dụng cây nha đam để làm sạch, dưỡng tóc bóng mượt, mềm mại hơn.
3. Tóc bóng mượt, chắc khỏe
Để có một mái tóc óng ả, chắc khỏe hơn, bạn nên dùng gel nha đam để gội đầu mỗi tuần. Nha đam giàu vitamin A, viamin C và vitamin E giúp tóc mọc khỏe hơn và óng mượt hơn.
Ngoài ra, axit folic và vitamin B12 cũng có trong gel nha đam giúp giảm tình trạng rụng tóc tự nhiên.
4. Giúp tóc mọc nhanh hơn
Nếu bạn đang muốn nuôi tóc dài thì nha đam là nguyên liệu tuyệt vời bạn có thể sử dụng. Nó có thể tăng tuần hoàn máu và thúc đẩy sự mọc tóc nhanh tự nhiên.
Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy tình trạng rụng tóc, tóc chẻ ngọn giảm dần và tóc sẽ dài hơn, óng mượt hơn.
Lưu ý khi sử dụng nha đam làm đẹp tóc
Bạn có thể lấy lá nha đam tươi và tách lấy gel, xay nhuyễn và dưỡng tóc 2 lần/tuần.
Một số người có thể dị ứng nha đam. Vì thế trước khi sử dụng, bạn nên thử ở cổ tay xem mình có hợp với nha đam hay không.
(Theo Healthline)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết 4 tác dụng tuyệt vời của nha đam để sở hữu một mái tóc dài óng ả tại chuyên mục Làm đẹp của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].