Vi khuẩn HP dễ lây hơn chúng ta tưởng: 4 con đường chính lây nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn Helicobacter Pylori ( HP) là một loại vi sinh vật sống trong dạ dày. Tỷ lệ nhiễm HP đang tăng dần theo tuổi và có đến gần 80% người Việt Nam có nhiễm khuẩn HP. Đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh lý loét dạ dày, hành tá tràng, ung thư dạ dày,...

4 con đường chính lây nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP lây nhiễm qua những con đường nào?

Vi khuẩn HP lây nhiễm qua những con đường nào?

Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, vi khuẩn HP hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người sang người, chủ yếu lây truyền qua 4 con đường chính:

Đường miệng - miệng

Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm qua việc tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết của người nhiễm bệnh. Đây là con đường lây truyền chủ yếu và thường có tính chất gia đình.

Đường phân - miệng

Vi khuẩn HP được đào thải qua phân và có thể lây lan cho cộng đồng do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đường dạ dày - miệng

Vi khuẩn HP trú ngụ tại dạ dày. Khi người bệnh bị trào ngược dạ dày hoặc ợ chua có thể tạo điều kiện đưa vi khuẩn lên khoang miệng và lây lan thông qua các dịch tiết, nước bọt.

Đường dạ dày - dạ dày

Vi khuẩn HP có khả lây nhiễm chéo từ người bệnh sang người lành trong quá trình nội soi. Do vi khuẩn HP có thể bám vào dụng cụ y tế, nếu không được khử trùng sạch sẽ thì nguy cơ lây nhiễm chéo là rất cao.

Theo thống kê cho thấy có trên 80% người có nhiễm vi khuẩn HP không triệu chứng. Vì vậy, để xác định sớm bản thân có bị nhiễm HP hay không người bệnh nên được thực hiện một số xét nghiệm:

  • Test hơi thở
  • Nội soi đường tiêu hóa
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân

Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP

Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Chủ động phòng tránh lây nhiễm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ của bạn. Do vi khuẩn HP rất dễ lây lan qua đường miệng hoặc vệ sinh không sạch sẽ, chúng ta cần:

- Nếu trong gia đình có người thân mắc viêm dạ dày HP, tuyệt đối nên tránh sự lây nhiễm của vi khuẩn thông qua nước bọt và dịch tiết đường tiêu hóa, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.

- Không ăn những thức ăn ngoài đường phố, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức ăn, không ăn những thực phẩm chưa qua chế biến như rau sống, gỏi …

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/lần với người khỏe mạnh và 6 tháng/lần với người mang mầm bệnh. Lựa chọn các bệnh viện, cơ sở khám sức khỏe uy tín để thăm khám.

- Nếu đã nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh cần được tầm soát sớm để tránh những biến chứng nặng hơn và nếu cần thiết, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị, tránh lây lan cho những người thân trong gia đình cũng như cộng đồng. 

Hoàng Nguyên (t/h)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính