Báo Điện tử Gia đình Mới

3 trường hợp trẻ từ 5 -11 tuổi phải trì hoãn tiêm vắc-xin bố mẹ cần lưu ý

Trẻ từ 5-11 tuổi cả nước sắp tiêm vắc-xin COVID-19. Theo các chuyên gia, trẻ em nên tiêm vắc-xin COVID-19, chỉ có 1 vài trường hợp cần trì hoãn.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, trẻ từ 5- 11 tuổi ở Việt Nam sẽ tiêm 2 vắc-xin Pfizer (trẻ từ 5-11 tuổi) và Moderna (trẻ từ 6-11 tuổi). 

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Phan Trọng Lân cho biết, thời gian qua, vắc-xin COVID-19 đã chứng tỏ vẫn có hiệu quả dù xuất hiện nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2. Ở trẻ nhỏ, vắc-xin COVID-19 giúp giảm lây nhiễm, giảm chuyển nặng và nguy cơ tử vong (đặc biệt ở nhóm có bệnh nền, béo phì). Ngoài ra, vắc xin giảm nguy cơ trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ thống MIS-C và hậu COVID-19. Đồng thời, phòng ngừa các chủng mới có thể xuất hiện trong tương lai.

Do vậy, việc tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi là rất cần thiết. Bộ Y tế triển khai việc tiêm cho trẻ rất thận trọng để đảm bảo an toàn.

  3 trường hợp trẻ từ 5 -11 tuổi phải trì hoãn tiêm vắc-xin bố mẹ cần lưu ý.

3 trường hợp trẻ từ 5 -11 tuổi phải trì hoãn tiêm vắc-xin bố mẹ cần lưu ý.

TS.BS Lê Kiến Ngãi, Bệnh Viện Nhi Trung ương đã đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về trường hợp trẻ chống chỉ định tiêm chủng, cần trì hoãn, thận trọng khi tiêm.

Theo đó, nhóm trẻ từ 5-11 tuổi chống chỉ định tiêm chủng là nhóm phản vệ với các thành phần của vắc xin. Hiện có 2 loại vắc xin COVID-19 đã được Bộ Y tế đồng ý đưa vào tiêm là vắc xin Pfizer (cho trẻ từ 5-11 tuổi) và vắc xin Moderna (cho nhóm từ 6-11 tuổi).

Nhóm trẻ cần trì hoãn tiêm chủng là nhóm trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiển triển như đang có sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư,… thì cần trì hoãn cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính, mạn tính, hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính.

Thứ 2 là nhóm trẻ sau mắc COVID-19 gặp hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C (tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa) cũng cần trì hoãn đến khi bệnh nhi hồi phục hoàn toàn tình trạng bệnh lý này, không còn biểu hiện lâm sàng; các bộ phận đều hồi phục hoàn toàn mới có thể tiêm vắc xin.

Thứ 3 là nhóm trẻ từng mắc COVID-19 cũng cần trì hoãn tiêm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát bệnh. Tuy nhiên, tùy từng huống cụ thể, các đơn vị tiêm chủng có thể xem xét hoàn cảnh từng cá nhân, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và không tiêm để quyết định trẻ có cần tiêm sớm hơn thời gian 3 tháng này không.

Các trường hợp cần thận trọng tiêm chủng là nhóm trẻ tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; bé rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,…

Để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cho trẻ, bố mẹ cần khai báo đầy đủ trong phần khám sàng lọc trước tiêm.

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO