1. Hay nói xin lỗi
Tất nhiên khi chúng ta lỡ tổn thương, xúc phạm hoặc gây bất tiện, khó chịu cho ai đó (dù cố ý hay không) thì chúng ta cần xin lỗi. Nhưng nhiều người có thói quen xin lỗi ngay cả khi không làm gì sai.
"Xin lỗi cho mình hỏi một chút", "Xin lỗi để bạn phải tiếp chuyện tôi", "Xin lỗi tôi không có gì thú vị để đáp lại bình luận dí dỏm của bạn".
Khi bạn xin lỗi một cách không cần thiết, bạn đang dần dần củng cố suy nghĩ rằng mọi việc bạn làm là xúc phạm hoặc áp đặt người khác, rằng bạn kém cỏi và cần xin lỗi vì tất cả những việc chưa hoàn hảo mà mình nói hay làm (như thế ai cũng được phép không hoàn hảo trừ bạn).
Bạn nên thay những câu xin lỗi không cần thiết bằng cách khác, ví dụ như: "Bạn có thể cho mình hỏi chút được không?" hoặc "Cảm ơn vì đã lắng nghe", "Hài hước quá, tôi rất thích sự thông minh của bạn".
2. Bắt đầu câu nói bằng cách tự hạ thấp quan điểm của mình
Bắt đầu câu nói bằng những cụm như "Có thể tôi sai nhưng mà" hoặc "Đây chỉ là quan điểm của tôi thôi và mọi người có thể nghĩ khác"...
Mỗi điều bạn, tôi hoặc bất kỳ ai khác nói ra đều là một ý kiến và có thể có người phản đối, thậm chí có thể hoàn toàn sai lầm.
Đây là điều bình thường, do đó bạn không cần rào trước như vậy.
Tất nhiên bạn cũng không nên phát biểu như một nhà lãnh đạo về lĩnh vực nào đó nếu bạn không có kiến thức hoặc chưa từng nghiên cứu.
Nhưng nếu bạn đã nghiên cứu, dành nhiều thời gian để tổng hợp nên ý kiến hoặc quan điểm đầy đủ, hợp lý thì bạn có thể bày tỏ, và sẵn sàng chấp nhận việc nó có thể bị phản đối.
Hãy khiêm tốn và cởi mở, nhưng đừng tự hạ thấp chính mình và chịu đựng.
3. Nói 'có' mà không dành thời gian ngẫm lại
Không nhắc đến việc nói có vì bắt buộc dù thực ra bạn muốn nói không, vì đó không phải vấn đề chúng ta thảo luận trong bài viết này.
Vấn đề ở đây là nói "có" quá nhanh với quá nhiều thứ có vẻ tuyệt vời, thú vị rồi sau đó bạn nhận ra mình đã cam kết quá mức.
Sau đó, bạn nhanh chóng nhận ra mình đang bị căng thẳng, quá tải với tất cả, vì vậy bạn rút lui hoặc bỏ cuộc.
Nếu điều này xảy ra quá thường xuyên, mọi người sẽ cảm thấy bạn thiếu khôn ngoan, không thể tin cậy và không còn kêu gọi bạn trong những dịp khác.
Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy bị bỏ rơi, buồn bã, thất vọng về bản thân mà không thể tìm ra lý do tại sao.
Do đó trước khi vội vàng đồng ý việc gì, bạn có thể dành chút thời gian để nhiệt huyết nói "có" và "Để tôi kiểm tả lại lịch trình rồi sẽ liên hệ với bạn sau. Cảm ơn vì lời mời, nghe rất tuyệt".
(Theo Julia Kristina)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 3 thói quen lịch sự 'ăn mòn' sự tự tin của bạn tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].