Báo Điện tử Gia đình Mới

3 nguyên tắc sống còn để thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn

Liên tiếp các vụ hỏa hoạn xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản, đặc biệt là các vụ cháy quán Karaoke. Dưới đây là 3 nguyên tắc sống còn để thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn.

Thời gian gần đây, một số vụ cháy gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Mới đây nhất là vụ cháy kinh hoàng quán Karaoke An Phú (Bình Dương) xảy ra vào tối 6/9 đã cướp đi sinh mạng của 32 người. 

Khi gặp phải hỏa hoạn, chúng ta thường có rất ít thời gian để phản ứng, suy nghĩ. Nếu không có những kĩ năng cơ bản, càng ở trong đám cháy lâu, tính mạng mỗi người sẽ bị đe dọa. 

Hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc sống còn để thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn:

1. Bình tĩnh, xác định lối thoát hiểm an toàn

Kỹ năng đầu tiên bạn cần biết là sự bình tĩnh. Khi thấy cháy, nổ, phải thật bình tĩnh xác định ngọn lửa và nguồn khói, ổn định tâm lý để tìm cách rời đi càng nhanh chóng và an toàn càng tốt.

Sau đó, việc quan trọng nhất chính là phải xác định được lối ra an toàn. 

Nếu cửa chính bị lửa, khói bao trùm thì nên di chuyển ra ban công, lên sân thượng, qua cửa sổ và tìm cách thoát qua các nhà, công trình lân cận, sau đó kêu cứu, báo hiệu để được trợ giúp.

Di chuyển bằng lối cầu thang bộ qua các lối thoát hiểm (Exit) để ra khỏi tòa nhà chung cư. Tuyệt đối không sử dụng thang máy. 

Nếu luồng khói tới từ trên cao hoặc ngay trong khu vực, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và đi xuống các tầng dưới. Nếu khói xuất phát từ tầng dưới, bạn hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng để tránh ngạt khí.

Liên tiếp các vụ cháy xảy ra trong thời gian gần đây thiệt hại cả người và tài sản.

Liên tiếp các vụ cháy xảy ra trong thời gian gần đây thiệt hại cả người và tài sản.

2. Tránh bị ngạt khói

Đây là 1 trong những nguyên tắc sống còn mà khi gặp cháy nhất định phải biết. Bởi nếu để hít phải quá nhiều khói, thậm chí có cả khói độc thì vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.

Nhanh chóng lấy 1 chiếc khăn, thấm nước và chụp/ cột vào mũi như 1 cái khẩu trang chắn khói. Che mũi, miệng và hạ thấp trọng tâm để tránh hít phải nhiều khói khí độc.

Để tránh bị ngạt khói, di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi. Trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất.

Trong trường hợp quần áo bị bén lửa phải nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

3. Không mang theo đồ đạc nặng

Khi xảy ra cháy, giữ được tính mạng là quan trọng nhất. Do vậy, khi cố thoát khỏi đám cháy không nên cố mang theo thú cưng, những đồ có giá trị, những vật nặng chiếm diện tích, ảnh hưởng đến quá trình thoát hiểm.

 Nếu mở cửa phải kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở. Khi mở cửa nên tránh sang một bên để đề phòng lửa tạt.

Bạn cũng cần nhớ rằng không nên ở lại trong nhà lâu hơn thời gian mà bạn bắt buộc phải ở trong đó, cho dù là để gọi xe cứu hỏa vì rất có thể đã có người ở bên ngoài đã gọi giúp bạn. Khi đã ra ngoài, đừng quay lại để lấy bất cứ thứ gì.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính