Chảo là dụng cụ trong nhà bếp không thể thiếu của mỗi gia đình, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa để tâm đến tuổi thọ và chất lượng của chảo.
Dưới đây là 3 dấu hiệu cho thấy bạn nên thay chiếc chảo rán hoặc chảo chống dính trong căn bếp của mình.
Chảo bị méo mó, biến dạng
"Sử dụng chảo quá cũ có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bạn chế biến.
Ví dụ, nếu tay cầm chảo bị lỏng, hoặc bề mặt chảo méo mó, biến dạng thì chiếc chảo sẽ không nằm thẳng trên bếp, thực phẩm sẽ chín không đều." - Đầu bếp Zipora Einav, nhà sáng lập Chef Zipora Enterprise cho biết.
Điều này sẽ khiến món ăn bớt hấp dẫn, thơm ngon, thậm chí có thể bị sống.
Lòng chảo bị tróc, trầy xước
"Những vết trầy xước trên bề mặt chảo có thể là vấn đề đáng lo ngại" - Đầu bếp Einav cho biết.
"Tùy thuộc vào chất liệu của chảo mà các hóa chất có nguy cơ gây hại sức khỏe sẽ hòa trộn vào thức ăn của bạn."
Thực tế, axit perflourooctanoic (PFOA) hay còn được gọi là C8, một hóa chất nhân tạo. Nó được sử dụng trong quá trình xử lý Teflon và hóa chất tương tự (được gọi là fluorotelomers).
PFOA được dùng như là chất phụ gia, đốt cháy trong quá trình gia công Teflon, có trong chảo chống dính. Khi bề mặt chảo bị trầy xước, chất này có thể lẫn vào thực phẩm. Nguy hiểm hơn là các chất này dễ bị nhầm với tiêu đen trong thực phẩm.
PFOA đã được nghiên cứu có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.
Chảo bị gỉ sét, đổi màu
"Chảo bị gỉ sét, đổi màu, phai màu cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay chảo ngay lập tức. Nguyên nhân cũng liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm.
Nếu gỉ sét hay các chất khác lẫn vào thức ăn sẽ có thể gây hại sức khỏe." - Đầu bếp Einav cho biết .
Nếu bạn đã thử cọ sạch được phần chảo bị đổi màu (dùng muối hay giấm)mà không hiệu quả thì tốt nhất bạn nên thay mới chảo.
(Theo Eat This)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Dấu hiệu chiếc chảo có thể gây ung thư cần thay gấp tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].