Bế ru
Đây là phương pháo ru con ngủ truyền thống của những người mẹ Việt. Mẹ bế con đi dạo quanh phòng, ngân nga những bài hát ru và đung đưa người để đưa em bé vào giấc ngủ
Ưu điểm: Đối với trẻ nhỏ sẽ có cảm giác an toàn như đang ở trong bụng mẹ, cảm thấy rất an tâm và gần gũi với mẹ hơn.
Nhược điểm: Dỗ con ngủ theo cách này mẹ thường rất mệt mỏi vì đôi khi chỉ cần ngừng ru là em bé lại thức giấc. Hoặc bé đang ngủ say nhưng đặt xuống giường là lập tức tỉnh ngay.
Nhiều bà mẹ sẽ bị đau ở cổ tay và vòng eo, mỏi mệt và nếu bé lâu ngủ sẽ cảm thấy cáu kỉnh. Đối với em bé được mẹ ru ngủ thường xuyên như vậy sẽ lệ thuộc hơn vào mẹ, không được ru đúng như vậy sẽ không chịu ngủ.
Vừa bú vừa ngủ
Nhiều em bé được mẹ ru ngủ bằng cách vừa bú vừa ngủ, nhiều khi bé ngậm ti mẹ ngủ hàng tiếng đồng hồ, nhất là vào ban đêm khi bé thức giấc.
Ưu điểm: Chế độ dỗ dành này có thể giúp các bà mẹ giảm bớt rất nhiều gánh nặng. Mẹ có thể nằm hoặc ngồi ngay trên giường cho bé bú.
Nhược điểm: Bé bị phụ thuộc, chỉ ngủ khi có sữa mẹ, được ngậm ti. Người mẹ làm theo cách này trong một thời gian dài rất dễ nhầm lẫn giữa việc ăn và ngủ của trẻ, làm giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của chúng.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng nếu bé bú đêm trong thời gian dài, dù là sữa mẹ hay sữa công thức thì rất dễ hình thành sâu răng và ảnh hưởng đến sự phát triển của khoang miệng, thậm chí gây viêm họng vì họng bé không sạch sữa khi ngủ say.
Nằm bên cạnh vỗ bé ngủ
Thực tế, đây là một phương pháp rất tốt với cả mẹ và trẻ. Mẹ nằm xuống có thể làm giảm sự phụ thuộc của em bé vào mẹ. Mẹ chỉ hỗ trợ vỗ mông hoặc xoa lưng sau đó khi bé lim dim thì để bé tự đi vào giấc ngủ. Cách này bé sẽ độc lập, không lo bện hơi mẹ.
Nhược điểm: Mẹ mất nhiều thời gian hơn để bé hợp tác với cách dỗ ngủ này.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 3 cách dỗ trẻ ngủ phổ biến của mẹ Việt, cách thứ 2 khiến bé dễ sâu răng, viêm họng tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].