4 cách ủ ấm vào mùa đông sai be bét khiến con ốm bệnh, mẹ nên tránh xa tức thì

Trời mùa đông giá rét, cha mẹ thường tìm cách để ủ ấm cho con vì sợ con cảm lạnh, ho hắng. Tuy nhiên có 4 kiểu ủ ấm sai lầm gây hại cho trẻ.

Nỗi ám ảnh của nhiều cha mẹ chính là mùa đông rét mướt, bé rất dễ bị ốm, cảm lạnh. Chính vì thế, mỗi khi trời trở lạnh là cha mẹ sẽ tìm mọi phương áp để ủ ấm con mình. Tuy nhiên, có 4 cách ủ ấm cho trẻ có thể gây tác dụng ngược, làm hại tới con.

4 cách ủ ấm vào mùa đông sai be bét khiến con ốm bệnh, mẹ nên tránh xa tức thì 0

Bật chăn điện cả đêm

4 cách ủ ấm vào mùa đông sai be bét khiến con ốm bệnh, mẹ nên tránh xa tức thì 1

Mùa đông lạnh buốt, có khi lên giường nằm mãi vẫn không thấy ấm. Nhiều người đã sắm chăn điện để không phải chịu cảnh này. Thực tế, được ngủ trong chiếc chăn điện ấm rực rỡ là một điều may mắn.

Tuy nhiên, chăn điện không phù hợp cho trẻ nhỏ. Bởi chăn điện không tự điều chỉnh được nhiệt độ. Việc bật chăn điện cả đêm dễ khiến bé bị đổ mồ hôi, mất nước.

Ngoài ra, cũng nên kể tới yếu tố an toàn, đã là đồ điện thì bất cứ sản phẩm nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Cách đơn giản nhất để làm ấm chỗ là cha mẹ hãy dùng máy sấy tóc, sấy một lượt vào chăn, đệm, chỗ bé nằm sẽ ấm lên nhanh chóng. Hoặc thủ công hơn, mẹ có thể nằm trước làm ấm chỗ, sau đó cho bé nằm vào.

Cho bé tiếp xúc với máy sưởi tay

4 cách ủ ấm vào mùa đông sai be bét khiến con ốm bệnh, mẹ nên tránh xa tức thì 2

Nếu tiếp xúc với máy sưởi tay thông thường ở nhiệt độ 40 độ đến 50 độ C ở thời gian ngắn, đủ làm ấm tay thì không vấn đề gì.

Tuy nhiên, nếu sử dụng máy sưởi tay trong thời gian dài, với mục đích ủ ấm cơ thể thì rất hại. Bởi các mô cục bộ sẽ bị nén lại, có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu, gây gây tích tụ nhiệt và gây 'bỏng nhiệt độ thấp'.

Bạn nên mua loại máy sưởi tay từ các hãng uy tín. Thời gian sử dụng máy sưởi tay được khuyến cáo trong vòng 2 giờ. Các mẹ có thể dùng máy sưởi tay để "làm ấm giường" cho bé, khi bé vào giường chuẩn bị đi ngủ thì có thể lấy máy sưởi tay ra.

Để bé nhìn thẳng vào đèn sưởi

4 cách ủ ấm vào mùa đông sai be bét khiến con ốm bệnh, mẹ nên tránh xa tức thì 3

Đèn sưởi thường ấm nóng, làm tăng nhiệt độ nhanh nhưng lại có công suất lớn, làm hại mắt của trẻ.

Nhất là khi con còn bé, chức  năng thị giác của bé chưa phát triển hoàn thiện, nếu nhìn trực tiếp vào ánh sáng mạnh của đèn sưởi trong thời gian dài sẽ dễ làm tổn thương hệ thống thị giác.

Để em bé và máy sưởi điện ở một mình trong phòng

4 cách ủ ấm vào mùa đông sai be bét khiến con ốm bệnh, mẹ nên tránh xa tức thì 4

Nguyên lý làm việc của máy sưởi điện là đốt nóng không khí ở gần đó. Trẻ con nhỏ, chưa nhận thức được, bé có thể sẽ đùa nghịch, chạm tay vào máy sưởi gây bỏng hoặc điện giật cực kỳ nguy hiểm.

Khi bố mẹ sử dụng máy sưởi điện phải để xa nôi trẻ em, không được để bé lại gần máy sưởi điện. Khi mẹ cần ra khỏi phòng, tốt nhất nên đưa bé đi theo, không để bé và máy sưởi điện ở một mình trong phòng. Cũng tuyệt đối không để trẻ ở một mình vì có nhiều nguy hiểm khác rình rập.

Gợi ý cách ủ ấm cho trẻ nhỏ vào mùa đông

4 cách ủ ấm vào mùa đông sai be bét khiến con ốm bệnh, mẹ nên tránh xa tức thì 5

Sử dụng điều hòa nhiệt độ là cách sưởi ấm an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ vào mùa đông. Tuy nhiên bạn cần chú ý tránh bật nhiệt độ quá cao và nên mở cửa sổ thông gió 10-15 phút mỗi ngày. Ngoài ra, hãy chuẩn bị máy tạo ẩm để đảm bảo độ ẩm trong nhà ở mức 55% ~ 65% tránh làm khô da, khô mũi trẻ.

Thạch Thảo

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính