Mẹ có biết rằng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, em bé đã bắt đầu bộc lộ về trí thông minh. Nếu bé phát triển khỏe mạnh, não bộ không có bất thường, con sẽ có một số biểu hiện dưới đây.
Thai nhi tương tác cùng mẹ
Một thai nhi khỏe mạnh, thông minh sẽ tương tác cùng với mẹ. Mỗi khi mẹ vuốt ve bụng bầu hay tập thể dục, em bé sẽ chuyển động nhịp nhàng, đáp lại hành động của mẹ. Điều này chứng tỏ trí não thai nhi phát triển.
Khi đến tháng thứ 5, cử động của thai nhi rõ ràng hơn. Mẹ bầu có thể tận dụng giai đoạn này để tương tác hiệu quả với thai nhi như giáo dục tiền sản, rèn luyện sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi.
Tuy nhiên mẹ không nên vuốt ve bụng bầu, sờ rốn quá thường xuyên nếu không sẽ khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ hoặc kích thích các cơn co tử cung nguy hiểm.
Thai nhi cử động đều đặn
Từ tuần thứ 28 của thai kỳ, về cơ bản em bé trong bụng mẹ đã phát triển khá hoàn thiện, cử động thai cũng nhanh, rõ và mạnh hơn. Thường thì thai nhi sẽ chuyển động khoảng 24-30 lần trong 12 giờ.
Vì vậy việc đếm cử động của thai nhi mỗi ngày và ghi lại các chuyển động đều đặn của thai nhi đặc biệt quan trọng. Nếu số cử động trung bình mỗi ngày của thai nhi gần giống nhau thì chứng tỏ trí não thai nhi phát triển. Còn số cử động của thai nhi chênh lệch đáng kể thì mẹ bầu nên đi khám ngay.
Thai nhi có thể nghe nhạc
Từ tuần 16 của thai kỳ, về cơ bản màng nhĩ của thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh. Lúc này, có thể nghe được âm thanh bên ngoài. Tới khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ, tai của thai nhi đã phát triển toàn diện.
Đối với một số thai nhi nhạy cảm với âm nhạc, được nghe nhạc từ khi còn nhỏ xíu, mẹ bầu có thể cảm nhận rõ chuyển động của thai nhi khi cho bé nghe âm nhạc, đây cũng là dấu hiệu sau này ra đời bé rất thông minh.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 3 biểu hiện của bé ngay từ trong bụng mẹ chứng tỏ sau này con rất thông minh tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].