20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình

Giữa vấn nạn thực phẩm ''bẩn'' Trung Quốc trôi nổi đầy trên thị trường, làm cách nào có thể nhận biết đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng Việt Nam, hãy cùng tham khảo nhé!

1. Cải bắp

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 0

Cải bắp Đà Lạt - Việt Nam to, tròn, đẹp, lá bao phía bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc, cầm rất chắc tay và có mùi thơm đặc trưng.

Cải bắp Trung Quốc nhỏ hơn, hình tròn, lá bao phía bên ngoài màu xanh đậm, lá cuốn không chặt, rất dễ bóc, nhẹ tay và không có mùi thơm như cải bắpViệt Nam.

2. Súp lơ

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 1

Súp lơ Việt Nam có búp vừa phải, hoa lơ nở đều, sần sùi, có khoảng cách giữa các hoa nhỏ, cuống màu xanh nhạt.

Súp lơ xanh Trung Quốc búp lơ đều nhau, mịn, chặt chẽ không có khoảng hở, không có mùi thơm, cuống màu xanh đậm.

3. Cà rốt

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 2

Cà rốt Viện Nam có củ dài, nhỏ, nhiều rễ, màu không đều, màu nhạt.

Cà rốt Trung Quốc củ to, tròn, nhẵn nhụi, màu cam đậm.

4. Rau cải

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 3

Thông thường, rau cải khi trồng ở đâu vẫn có nguy cơ cao chứa thuốc bảo vệ thực vật và các loại phân bón. Vì loại rau này dễ sâu bệnh.

Nếu ra chợ thấy bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách không ổn định, thì khả năng rau được bón nhiều phân đạm nitrat và phun thuốc sâu. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.

5. Bí đỏ

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 4

Bí đỏ Việt Nam thường nhiều hình dáng, vỏ sần sùi, nặng tay, không trơn bóng.

Bí đỏ Trung Quốc trọng lượng lớn, quả dài, to gấp 2-3 lần bí ta. Vỏ bóng, khi cầm thấy trơn láng.

6. Nhận biết tôm chứa chất ung thư

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 5

Nhìn mắt thường, nếu thấy tôm nhỏ săn, có màu sắc rõ nét thì khả năng tôm sạch. Ngược lại, tôm càng lớn, màu nhợt nhạt thì dễ chứa chất tăng trưởng hoặc tạp chất kích thích tăng trưởng.

7. Khoai tây

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 6

Khoai tây Đà Lạt củ nhỏ, vỏ mỏng, dễ trầy, mắt nhỏ, rυột vàng. Khoai tây Trung Quốc trơn láng, ít mắt, nhìn rất ''dại''.

8. Hành tây

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 7

Hành tây Trung Quốc củ to, tròn, bóng, củ nào cũng có kích cỡ to đều, đẹp mắt. Hành tây Việt Nam thường có nhiều rễ, phấn cuống vẫn còn dài.

9. Cá lóc

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 8

Con cá quả Trung Quốc có bụng tròn, người ngắn, da cá đen sậm. Còn cá quả Việt Nam mình dài, nhanh nhẹn, có hoa văn đen vàng.

10. Tỏi

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 9

Tỏi Trung Quốc to, tép to, dễ bóc vỏ nhạt màu hơn tỏi Việt Nam, ít mùi thơm.

Tỏi Việt Nam củ nhiều tép, tép nhỏ, khó bóc vỏ, nhìn mẫu mã không đẹp bằng, mùi thơm rõ rệt.

11. Gừng

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 10

Gừng Trung Quốc bóng, căng mọng nước, ruột vàng, ít xơ, lớp vỏ nhẵn nhụi, củ to, đều, được vệ sinh sạch sẽ, ít nốt sần sùi. Gừng Việt Nam sẽ thơm hơn, cay hơn, củ nhỏ và vỏ dày, sần sùi hơn.

12. Hồng xiêm

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 11

Hồng xiêm Trung Quốc có màu đậm, trơn lắng, quả tròn đều, đẹp mắt.

Hồng xiêm Việt Nam quả nhạt màu, hình dáng dài nhưng không nhẵn nhụi, quả không tròn đều.

13. Nhãn

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 12

Nhãn Trung Quốc nhạt màu, vỏ mỏng. Nhãn Việt Nam vỏ dày, sần sùi.

14. Chuối

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 13

Chuối tẩm thuốc sẽ chín vàng đều, trái màu vàng nhưng cuốn vẫn xanh, không có vết đốm, nhìn rất đẹp mắt.

Chuối chín tự nhiên sẽ chín không đều, vỏ chuối xuất hiện nhiều vết đốm, rất dễ phân biệt chuối Trung Quốc và Việt Nam.

15. Táo

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 14

Táo Trung Quốc quả tròn, nhạt màu, cầm nhẹ tay, thường được bọc trong lưới xốp.

16. Cam

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 15

Cam Trung Quốc quả nhỏ, không hạt, không có mùi thơm, khi ăn rất nhạt, không chua, có giá thành rẻ hơn cam Việt Nam trong khi đó, cam Việt Nam vỏ dày, sần sùi, hay bị nám và luôn có hạt.

17. Lựu

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 16

Lựu Trung Quốc có kích thước lớn, quả đỏ đẹp, mã sáng bóng, trơn láng. Lựu ở Việt Nam thường nhỏ hơn, da sần sùi hoặc bị nám, vỏ thường có màu xanh và đỏ dần khi chín.

18. Xoài

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 17

Xoài Trung Quốc có vỏ phía bên ngoài thường là màu xanh, không chín vàng như xoài Việt Nam. Khi thấy những quả xoài có màu vàng mỡ, lấm tấm đen ở cuống thì tuyệt đối không nên mua.

19. Mận

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 18

Mận Trung Quốc quả to, màu nhạt vàng nhờ, không bắt mắt. Mận Việt Nam cầm rắn chắc, có phấn trắng, màu sắc rõ rệt. Khi mang từ tủ lạnh ra ngoài thì mận Trung Quốc thường bị nẫu.

20. Nho

20 cách phân biệt thực phẩm Trung Quốc và Việt Nam, biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình 19

Nho xanh Trung Quốc vỏ quả mỏng, màu sắc nhạt, có vị ngọt gắt, không có hạt. Trái nho rời rạc trên 1 chùm.

Nho Việt Nam màu sắc đậm rõ, sai quả, chắc tay, vị thơm thanh mát.

Thạch Thảo

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính