1. Hạt thanh long
Thịt quả thanh long cho vào miếng vải mỏng, đổ nước vào, dùng tay bóp, xoắn miếng vải cho hạt tách rời khỏi phần thịt quả.
Cho vào bát, thịt thanh long nhẹ nên sẽ nổi, hạt ở bên dưới. Rửa đi rửa lại, vớt hết phần thịt thanh long đi sẽ còn lại hạt thanh long sạch sẽ.
Phủ nhẹ một lớp đất thật mỏng, nhất định không được phủ đất dày, như vậy hạt rất khó nảy mầm. Giai đoạn này chăm sóc cẩn thận, giữ đất ẩm khoảng 1 tuần sẽ nảy mầm.
Đặt chậu ở nơi có ánh sáng, tiếp tục giữ ẩm cho chậu, mầm cây lớn lên khoảng 1 tháng. Những mầm cây tuyệt đẹp và xanh tươi có thể đặt trang trí trong nhà.
Nhiều người còn ươm cây và tạo dáng vô cùng đặc sắc.
Càng lớn mầm cây hơi giống cây xương rồng, vì cây thanh long cũng vốn thuộc họ này.
Những cây thanh long lớn lên mọng nước, trông vô cùng đáng yêu.
Nếu chăm sóc tốt, không chừng chỉ vài năm sau đây sẽ thành cây thanh long trưởng thành, đầy quả thanh long.
2. Quả nhãn
Hạt nhãn ngâm nước để lấy sạch phần cùi, nếu không sẽ có sâu, bọ. Ngâm hạt nhãn đã rửa sạch 2 ngày, phần vỏ cũng đã hơi tách ra, cần thay nước mỗi ngày.
Ngâm nước khoảng 1 tuần, mầm cây hơi hé ra, cho cây vào chậu đất.
Ngày ngày tưới nước 2 lần, sau khoảng 1 tuần cây bắt đầu nảy
Khoảng hơn 10 ngày sau, chồi nhỏ bắt đầu lớn hơn.
Sau gần một tháng, khu rừng nhờ sẽ bắt đầu lớn lên.
Điểm đáng giá nhất của chậu cây nhãn là lá thay đổi sắc, lá mới có màu trắng, sau đó đến màu vàng, sau đó lại chuyển màu xanh lá cây.
Bảo AnhBạn đang xem bài viết 2 loại quả đừng vội vứt hạt, trồng cây vừa dễ vừa đẹp nhà tại chuyên mục Nơi tôi sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].