Báo Điện tử Gia đình Mới

18 dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp

Cường giáp là căn bệnh không hiếm gặp, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Tỉ lệ mắc bệnh cường giáp ở nữ cao gấp 3 lần so với nam giới, dễ mắc bệnh trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh con.

1. Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp (hyperthyroidism) hay cường chức năng tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến sản xuất nhiều hormone hơn nhu cầu của cơ thể.

Bệnh cường giáp làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Điều đó có thể gây ra nhiều triệu chứng, chẳng hạn như sụt cân, run tay và nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Ba phương pháp chính điều trị cường giáp là:

- Thuốc kháng giáp tổng hợp: giúp ức chế sản xuất hormone giáp.

- Iod phóng xạ: phá hủy tế bào tuyến giáp, giảm khả năng sản xuất hormone giáp.

- Phẫu thuật tuyến giáp: cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và khuyết điểm. Do đó, người bệnh cường giáp cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết để thảo luận phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, cường giáp có thể cải thiện mà không cần dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị khác.

2. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp đôi khi biểu hiện giống như các vấn đề sức khỏe khác, làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh cường giáp

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh cường giáp

Nó có thể gây ra nhiều triệu chứng như:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Tim đập nhanh
  • Nhịp tim không đều, còn gọi là rối loạn nhịp tim
  • Đánh trống ngực
  • Cơn đói gia tăng
  • Căng thẳng, lo âu, khó chịu
  • Run rẩy, thường là run nhẹ ở bàn tay và ngón tay
  • Đổ mồ hôi
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Tăng độ nhạy cảm với nhiệt
  • Rối loạn đại tiện
  • Phì đại tuyến giáp hay bướu cổ
  • Mệt mỏi
  • Yếu cơ
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Da nóng, ẩm
  • Da mỏng
  • Tóc mỏng, dễ gãy

Người lớn tuổi nhiều khả năng có các triệu chứng khó nhận thấy hơn. Những triệu chứng này có thể gồm nhịp tim không đều, sụt cân, trầm cảm và cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi trong các hoạt động thông thường.

3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc nhận thấy nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi bất thường, sưng gáy hoặc các triệu chứng khác của bệnh cường giáp, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh cường giáp, đa số người bệnh cần tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.

(Theo Mayo Clinic)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO