1. Theo nhà sử học Frank Barlow, vua William II của nước Anh (1056 - 1100) "nghiện" quan hệ tình dục đồng tính. Bên cạnh ông luôn túc trực nhiều chàng trai trẻ với phong cách thời trang sành điệu và mái tóc dài. Nhiều sử gia cho rằng vua William II trọng dụng những thanh niên đó thông qua kỹ năng giường chiếu của họ chứ không phải tài năng chính trị. Ông qua đời ở tuổi 44 và không có con.
2. John Rykener (hay Eleanor Rykener) là một người đàn ông ăn diện như phụ nữ để hành nghề mại dâm tại thành phố London vào thế kỷ 14. John đã bị bắt vì tội cải trang. Đây là tư liệu pháp lý duy nhất từ thời kỳ Trung cổ đề cập đến quan hệ tình dục đồng tính. John cho biết khách hàng của mình khá đông và đa dạng, từ dân buôn, linh mục cho đến nữ tu.
3. Hình thái sớm nhất từng được ghi nhận của hôn nhân đồng giới là "adelphopoiesis" - một buổi lễ được thực hiện trong đạo Cơ đốc nhằm gắn kết 2 người cùng giới tính với nhau vào một mối quan hệ được nhà thờ công nhận, tương tự như anh chị em ruột. Nó khá phổ biến cho đến cuối thế kỷ 18, do gây ra nhiều tranh cãi như một cách gián tiếp cổ xúy đồng tính luyến ái.
4. Leonardo Da Vinci từng bị bắt giam 2 lần vì tội quan hệ tình dục đồng giới vào năm 24 tuổi. Ông sau đó đã được tha bổng.
5. Trong phiên tòa xét xử tội danh đồng tính đầu tiên tại Canada vào năm 1648, một nam quân nhân đã bị xử tội chết. Tuy nhiên, ông đã được tha bổng sau khi đồng ý đảm nhận vai trò kẻ hành quyết đầu tiên của thuộc địa New France thuộc Pháp (sau này là Canada).
6. Catharina Margaretha Linck là một phụ nữ người Phổ ăn diện như một người đàn ông trong suốt khoảng thời gian trưởng thành. Catharina kết hôn và sống chung với một người phụ nữ khác. Sau khi biết chuyện, vua King Frederick William I đã ban tội tử cho Catharina vào năm 1721.
7. Vào khoảng năm 1600, William Shakespeare đã viết 2 kịch bản có nhân vật phụ nữ ăn mặc như đàn ông là "As you like it" và "Twelfth night'. Nhiều sử gia cho rằng đây là phản ứng trực tiếp của đại thi hào người Anh trước chiến dịch bài trừ các nam diễn viên ăn diện như phụ nữ trên sân khấu của Thanh giáo.
8. Năm 1835, nhà văn người Mỹ Charles Dickens đã đến thành phố London để thăm John Pratt và John Smith đang bị giam trong tù. Đây chính là những người đàn ông cuối cùng bị treo cổ tại Anh vì tội danh đồng tính luyến ái.
9. Deborah Sampson (1760 - 1827) chính là "Hoa Mộc Lan phiên bản Mỹ". Trong cuộc chiến giành độc lập của 13 thuộc địa tại Bắc Mỹ trước đế chế Anh, bà đã cải trang thành nam giới để phục vụ trong quân đội dưới cái tên "Robert Shirtliff". 17 tháng sau bà mới bị phát hiện. Mặc dù từng kết hôn và có con, Deborah Sampson được biết là có quan hệ với nhiều người phụ nữ khác.
10. Nhật Bản là quốc gia sở hữu luật chống đồng tính luyến ái ngắn nhất trong lịch sử. Nó tồn tại từ năm 1873 đến năm 1883. Các chiến binh samurai - những người có "truyền thống" quan hệ đồng giới từ lâu đời - đã chống lại đạo luật này và góp phần hủy bỏ nó.
11. Katharine Lee Bates (1859 - 1929), tác giả của bài hát "America the beautiful" đã sống chung với Katharine Coman, một giáo viên kinh tế chính trị và nhà sáng lập của trường Kinh tế trực thuộc Cao đẳng Wellesley, trong suốt 25 năm cho đến khi Katharine qua đời vào năm 1922.
12. Trước thế kỷ 19, đại từ phổ biến nhất dành cho ngôi thứ 3 là "they" tại Anh. Sau này, nó mới được phân ra thành "he" (anh ấy) và "she" (cô ấy).
13. Công tước xứ Kent George Edward Alexander Edmund (1902 - 1942) là em trai của vua Edward VIII và George VI. Ông là người song tính và có mối quan hệ tình cảm với cả nam và nữ.
14. Năm 1935, một người mẹ tuyệt vọng đã cầu cứu Sigmund Freud - cha đẻ của ngành phân tâm học - "chữa trị" cho đứa con trai đồng tính của mình. Nhưng Sigmund Freud đã trả lời rằng con trai của bà "chẳng có gì phải xấu hổ".
15. Trước sự kiện Stonewall (1969) tại thành phố New York, từng có một cuộc nổi dậy của những người chuyển giới chống lại sự áp bức của cảnh sát vào năm 1966 tại thành phố San Francisco.
Lạc AnBạn đang xem bài viết 15 sự thật thú vị trong lịch sử thế giới nói về LGBT tại chuyên mục LGBT của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].