15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài

Dưới đây là 15 điều bạn không nên làm ở một số quốc gia nếu không muốn gặp rắc rối khi đi du lịch.

1. Không tặng hoa số chẵn ở Nga 

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 0

Ở Nga và một số nước Đông Âu, tặng hoa số chẵn được cho là xúc phạm và không thích hợp. Số bông hoa chẵn chỉ được dùng cho đám ma, do đó nếu không có ý xúc phạm người khác thì bạn hãy tặng bó hoa có số lẻ.

2. Tránh giao tiếp bằng mắt khi ở Trung Quốc

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 1

Ở Trung Quốc, giao tiếp bằng mắt được cho là thiếu tôn trọng với người khác. Người Trung Quốc chỉ làm vậy khi tức giận ai đó. Vậy nên bạn không nên nhìn thẳng vào mắt người khác quá lâu để tránh bị hiểu lầm.

3. Tuyệt đối không xúc phạm Hoàng gia Thái Lan

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 2

Ngay cả một trò đùa tưởng vô hại cũng có thể khiến bạn gặp rắc rối lớn. Đừng bao giờ giẫm chân lên tiền Thái Lan, vì bạn có thể bị coi là tội phạm và kết án.

4. Đừng nói về việc đi nhà thờ ở Na Uy

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 3

Đừng hỏi người Na Uy rằng họ có đi nhà thờ không. Chỉ có một phần nhỏ dân Na Uy đi nhà thờ, do đó đây là vấn đề không nên đem ra để hỏi thăm.

5. Đừng đi dép vào đền chùa hoặc nhà người Nhật

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 4

Khi bước vào đền chùa hoặc nhà ai đó ở Nhật, bạn nên cởi giày dép.

6. Đừng chúc sinh nhật sớm với người Đức

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 5

Người Đức rất mê tín về điều này. Người Đức tin rằng nói \"Chúc mừng sinh nhật\" sớm trước ngày sinh nhật của họ là điềm không may mắn.

Do đó họ sẽ rất không vui nếu bị chúc sinh nhật trước khi đến ngày. Bù lại, họ rất thích chúc mừng sinh nhật vào đúng ngày sinh nhật. Bạn sẽ nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn chúc mừng vào ngày này.

7. Không hôn nhau ở UAE

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 6

Những cử chỉ thân mật nơi công cộng có thể khiến bạn gặp rắc rối nếu đang ở UAE. Bạn nên tránh tuyệt đối điều này. Ai Cập và Ả Rập Saudi cũng vậy.

8. Cấm thú cưng ở Singapore

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 7

Ở Singapore, một số giống chó bị cho là \"nguy hiểm\" và bị cấm như pit bull, akita, tosa,...

Các giống chó khác không bị cấm nhưng được quy định rất nghiêm ngặt, khắc khe nếu bạn muốn nuôi chúng.

Do đó nếu muốn mang chó cưng đi du lịch thì Singapore có thể không phải lựa chọn lý tưởng.

9. Không sang đường ẩu ở Mỹ

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 8

Đi ẩu ở Mỹ là phạm luật, ngay cả khi đường vắng. Do đó hãy đi đường cẩn thận và sang đường nơi có vạch kẻ sang đường nếu không muốn gặp rắc rối.

10. Đừng chỉ ăn một món ở nhà hàng Pháp

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 9

Người Pháp rất tự hào về ẩm thực của họ. Do đó, với họ, việc chỉ ăn một món ở nhà hàng được cho là không tôn trọng.

Bên cạnh đó, để thức ăn thừa trên đĩa có thể bị cho là xúc phạm đầu bếp.

11. Không tặng đồ vật sắc nhọn làm quà ở Thụy Sĩ

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 10

Tặng đồ vật sắc nhọn làm quà ở Thụy Sĩ (cũng như Đức, Brazil, Ai Cập) bị coi là bất lịch sự và là dấu chấm hết cho tình bạn hoặc tình yêu.

12. Đừng nhầm lẫn giữa người New Zealand và Australia

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 11

Người New Zealand rất khó chịu và tức giận khi bị nhầm thành người Australia, do đó hãy cẩn thận.

13. Không ăn bằng tay ở Chile

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 12

Ăn bằng tay ở nơi công cộng ở Chile bị cho là bất lịch sự, kể cả ăn khoai tây chiên. 

14. Không đứng sai phía trên thang cuốn ở Nhật Bản

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 13

Phép lịch sự khi đi thang cuốn ở Nhật Bản rất nghiêm ngặt. Nếu bạn không muốn khiến người khác khó chịu. Nếu ở Osaka, bạn nên đứng bên tay phải thang cuốn, còn ở Tokyo thì hãy đứng bên tay trái.

15. Không làm ký hiệu OK khi ở Brazil

15 điều bình thường ở Việt Nam nhưng cấm kỵ ở nước ngoài 14

Ở Việt Nam, ký hiệu OK là bình thường, nhưng với người Brazil thì nó tương ứng với việc giơ ngón tay giữa vậy. Dó đó bạn không nên làm ký hiệu tay này trước mặt người Brazil.

(Theo BS)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính