Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

14 quy tắc giữ an toàn cho trẻ sơ sinh, mẹ nhất định phải nắm trong tay

Khoảng 73% các bà mẹ có con dưới 1 tuổi thường đặt những đồ vật như chăn, thú nhồi bông, gối vào trong cũi của bé. Tuy nhiên, điều này là vô cùng nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ ngạt thở của bé. Vì vậy các bà mẹ cần nắm rõ 14 quy tắc giữ an toàn cho trẻ sơ sinh sau đây:

Không đặt bất cứ thứ gì không cần thiết trong nôi/ cũi

"Một đứa trẻ sơ sinh không thể di chuyển trong cũi được". Tuy nhiên điều này không chính xác. Khi nằm bé có thể lăn lộn, lật người khiến cho những đồ vật trong cũi làm bé ngạt thở.

Đây là lí do vì sao các mẹ tuyệt đối không đặt các loại chăn, gối không cần thiết trong cũi của bé. Việc làm này sẽ giúp giảm bớt nguy cơ đột tử vì ngạt thở.

Empty

2. Sử dụng lõi giấy vệ sinh để kiểm tra đồ chơi của bé

Mặc dù nhiều chính phủ không cho phép bán đồ chơi có nguy cơ khiến trẻ em dưới 3 tuổi ngạt thở nhưng mẹ cũng nên kiểm tra cẩn thận để đảm bảo an toàn cho con yêu.

Một trong những bí quyết chọn đồ chơi cho bé là mẹ hãy nhét đồ chơi vào lõi cộn giấy vệ sinh rỗng. Nếu đồ chơi có thể lọt qua thì nó cũng sẽ có khả năng mắc kẹt trong cổ họng của bé nếu vô tình nuốt phải.

Empty

3. Đừng bỏ bé một mình

Đừng bao giờ để bé ở trong phòng một mình. Mẹ cần phải chú ý đến bé mọi lúc mọi nơi. Trẻ sơ sinh còn non nớt và rất dễ gặp nhiều nguy hiểm khác nhau. Cac mẹ cần theo dõi bé sát sao sẽ giúp đảm bảo an toàn hơn cho bé. Cùng với điều này mẹ có thể đặt camera và thiết bị ghi hình theo dõi trong phòng bé.

4. Đảm bảo an toàn cho bé trong chính ngôi nhà của mình

Nhiều đồ đạc bé có thể bỏ vào miệng, thậm chí các góc tủ sắc nhọn còn có thể khiến bé bị thương. Các đồ vật bằng sứ, thủy tinh có thể bị vỡ khi bé nghịch ngợm. Vì thế hãy thay đổi trước khi quá muộn.

5. Khi giới thiệu đồ ăn dặm cho bé

Empty

Thời điểm bé yêu được 6 tháng, mẹ sẽ vô cùng thích thú khi được cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, sự hào hứng này cũng cần được hạn chế. Mẹ cần phải chú ý khi giới thiệu đồ ăn mới cho bé, những trải nghiệm đầu tiên về thức ăn của trẻ là về mùi vị, màu sắc của thức ăn. Một số loại thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng bao gồm sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt, cá, sò, đậu nành và lúa mì.

Do đó, lời khuyên từ các bác sĩ là mẹ nên thử cho bé ăn từng chút một. Cho bé ăn cùng một loại thức ăn trong 4 đến 5 ngày sau đó thử thức ăn khác. Với cách này, bé cũng sẽ phát triển vị giác cho nhiều loại thực phẩm khác nhau.

6. Đồ ăn và sữa cần được hâm nóng

Empty

Mẹ cần chuẩn bị một bát nước nóng. Mẹ không nên sử dụng lò vi sóng vì sự thay đổi nhiệt đột ngột có thể gây hại đến bé hoặc khiến bé bị bỏng. Ngoài ra mẹ cũng cần đảm bảo bình sữa của bé không quá nóng khi cho bé sử dụng. Đối với sữa, mẹ có thể nhỏ vài giọt vào bàn tay để đảm bảo nhiệt độ vừa phải trước khi cho bé ăn.

7. Sử dụng nôi an toàn cho bé

Quy tắc đầu tiên là mẹ cần chọn cho bé một chiếc nôi phù hợp và an toàn. Sau tháng đầu tiên, bé có thể cần nhiều sự quan tâm hơn của mẹ. Mẹ không nên đặt đồ đạc không cần thiết trong nôi bé. Chúng sẽ tăng nguy cơ khiến bé ngạt thở.

Quy tắc số 2 là cần đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Bé sẽ tự tìm thấy vị trí thoải mái của riêng mình khi ngủ. Trẻ dưới 1 tuổi cần phải nằm ngửa khi ngủ.

8. Giữ các số điện thoại khẩn cấp

Empty

Mẹ nên dán các số điện thoại khẩn cấp trên tủ hoặc tủ lạnh. Nên nhớ rằng, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và mẹ sẽ không đủ tâm trí hoặc thời gian để tìm ra số mình cần. Các tình huống quan trọng luôn cần sự chuẩn bị cẩn thận. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cũng như sự bình tĩnh. Hãy nắm trong tay các số điện thoại khẩn cấp bao gồm số của bác sĩ nhi, bệnh viện, cấp cứu…

9. Cẩn thận khi bé đi xe ô tô

Empty

Một số quy tắc cần được áp dụng ngay cả khi không có bé đi cùng là không dùng điện thoại trong lúc lái xe, thậm chí ở chế độ rảnh tay. Điều quan trọng thứ hai là ghế ô tô của bé cần phải được cài đặt đúng. Dây an toàn cần phù hợp với bé và được đặt ở đúng chế độ.

10. Theo dõi việc thu hồi sản phẩm em bé

Điều quan trọng là mẹ luôn cần cảnh giác về những sản phẩm đang sử dụng cho bé. Các công ty thường thông báo về các sản phẩm hỏng, có vấn đề cần thu hồi mà bạn không nên bỏ qua. Những sản phẩm đó có thể gốm đồ chơi, gấu bông...

11. Học cách giúp bé bú tốt

Empty

Những ngày đầu đời của trẻ, không chỉ khó khăn với chúng mà cả với mẹ. Điều đầu tiên mẹ cần làm là học cách cho bé bú đúng cách. Hãy hỏi sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm dù mẹ có phải hỏi 100 lần đi nữa. Học cách giúp bé bú tốt sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.

12. Lên thời gian biểu giờ ngủ của bạn với giờ ngủ của bé

Empty

Những bà mẹ trẻ, đặc biệt là những người lần đầu tiên làm mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu ngủ. Kinh nghiệm cho thấy, việc thiếu ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi, trầm trọng hơn là trầm cảm sau sinh. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ cần lập thời gian biểu rõ ràng và cần nghỉ ngơi khi bé ngủ. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể tiếp tục "chiến đấu".

13. Tắm bé sơ sinh

Empty

Rất nhiều bà mẹ bối rối trong việc tắm cho con. Dù sao mẹ cũng phải học cách tắm cho bé dù sớm hay muộn. Quy tắc nhất định phải nắm là mẹ cần phải luôn luôn để mắt đến bé. Thậm chí không được để bé ở một mình chỉ vài giây để nghe điện thoại.

Da của bé rất nhạy cảm và đòi hỏi nhiệt độ nước tắm thích hợp. Mẹ cần kiểm tra nước tắm bằng khuỷu tay để đảm bảo nước không làm bỏng da bé. Cuối cùng mẹ cần giữ chắc bé trong suốt thời gian tắm.

14. Hãy tin vào bản năng làm mẹ

Người ta nói rằng trái tim của một người mẹ biết tất cả. Vì vậy khi mẹ cảm thấy có điều gì đó bất thường hãy kiểm tra lại theo trực giác của mình. Hãy luôn tin tưởng vào bản năng của người mẹ. Nếu mẹ cảm thấy lo lắng về hành vi hay thói quen ăn uống của bé, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ.

Mai Chi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính