Ở Australia, sau 12 giờ trưa Chủ Nhật, bạn không được mặc quần hồng xuất hiện nơi công cộng.
Chỉ nhưng chuyên gia sửa chữa điện có giấy phép mới được thay bóng đèn, nếu không bạn sẽ bị phạt.
Ở Anh, bạn không được làm sạch thảm ngoài đường phố. Nếu muốn, hãy làm nhanh và hoàn thành trước 8 giờ sáng.
Cấm dắt gia súc qua đường từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối, trừ khi được cảnh sát cho phép.
Cấm hôn nhau ở ga tàu. Ở đây còn có cả biển cấm hôn khắp mọi nơi. Chính phủ lo ngại việc ôm hôn quá lâu sẽ làm chậm trễ người đi lại.
Ở Italy, từ năm 2008 việc cho bồ câu ăn ở quảng trường St. Mark, Venice là phạm luật vì nó làm phá hủy các tòa nhà lịch sử, cảnh quan. Ngoài ra bồ câu cũng có thể mang nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Ở Eraclea, một thị trấn gần Venice, bạn không được phép xây lâu đài cát trên bãi biển vì điều đó sẽ cản trở người khác đi dạo dọc bờ biển.
Ở Eboli, những người yêu nhau bị cấm hôn nhau trên ô tô.
Trên đảo Capri, người ta cấm mang guốc và giày đế gỗ gây ồn ào.
Đến Singapore, những fan cuồng kẹo cao su sẽ rất bức bối vì nhai cao su ở đây sẽ bị phạt. Kẹo cao su đã bị cấm từ năm 1992 vì được cho là gây hại sức khỏe và ảnh hưởng môi trường.
Theo luật Canada, 35% nội dung được phát trên sóng từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối từ thứ 2 đến thứ 6 phải là gốc Canada.
Ở Nhật, năm 2008, chính phủ đã áp dụng quy tắc vòng eo thường niên cho người từ 40 đến 74 tuổi (không được vượt quá 86 cm ở nam và 90 cm ở nữ). Đây là cách Nhật Bản chống lại đại dịch béo phì và các căn bệnh liên quan đến béo phì. Năm 2015, những ai không tuân thủ quy định đều bị phạt.
Ở Ấn Độ, tiếp tục vấn đề béo phì, năm 2016 bang Kerala, Ấn Độ đã áp dụng "thuế béo" 14,5% cho các loại đồ ăn nhanh như hamburger, pizza, donut và các món nhiều chất béo khác ở nhà hàng.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 13 luật cấm kỳ quặc và thú vị ở các nước trên thế giới khiến du khách bối rối tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].