1.
Khi selfie, nhiều người gần như không để ý đến thế giới xung quanh. Đã có không ít vụ tai nạn như người rơi từ trên núi hoặc bị ô tô đâm chỉ vì mải miết chụp ảnh selfie.
Bức biếm họa thể cho thấy dù bị cá mập nuốt chửng nạn nhân vẫn không quên selfie... làm kỷ niệm. Nghe có vẻ hơi quá, nhưng với những sự cố, tai nạn chết người từng xảy ra trong thực tế do chụp ảnh tự sướng thì có lẽ cũng không hẳn là nói quá.
2.
Camera điện thoại ngày càng được nâng cấp. Trong khi trước đây mỗi chiếc camera điện thoại chỉ có độ phân giải nửa megapixel thì giờ có những chiếc điện thoại được quảng cáo vớ camera hàng chục megapixel, dù thực tế nhiều người trong số chúng ta cũng chẳng hiểu megapixel là gì.
Và dù camera điện thoại ngày càng tốt, thì liệu nó có thể tốt hơn đôi mắt của chúng ta không?
Nhà khoa học kiêm nhiếp ảnh gia Roger Clark cho rằng độ phân giải tương đối chính xác của mắt người là khoảng 576 megapixel, vượt trội hơn hẳn 12 megapixel trên camera chiếc iPhone 7. Nếu đem so sánh với những chiếc máy ảnh tốt nhất hiện nay thì quả thực đôi mắt của chúng ta là một tuyệt tác của tạo hóa, nó cho phép theo dõi hình ảnh với sự sắc nét và thu nhận ánh sáng vượt xa gấp nhiều nhiều lần với cảm biến máy ảnh.
Thế nhưng ngày nay, mọi người thường thích chụp ảnh hơn là trải nghiệm thực sự bằng mắt. Dù việc lưu giữ kỷ niệm là tuyệt vời thật, nhưng mặt trời lặn là mặt trời lặn. Không biết đã có bao nhiêu bức ảnh mặt trời lặn trên mạng rồi. Điều quan trọng ở đay là chúng ta được cảm nhận nó. Xem lại cảnh ấy là điều khá vô nghĩa.
3.
Ai cũng mang một nụ cười giả tạo. Và ở đây nụ cười giả tạo còn được nâng lên tầm cao mới, đó là nó được bán. Bởi lẽ bây giờ nụ cười cũng là một nhu cầu của xã hội. Đây là một sự thật tối tăm trong xã hội ngày nay.
4.
Trong thời đại mà mua một chiếc laptop còn rẻ hơn tiền đăng ký báo giấy 1 năm, thì những tờ báo giấy xuất hiện trước mắt con người lại bỗng dưng biến thành... vật thể lạ.
5.
Phải chăng đây sẽ là tương lai của chúng ta? Các thành viên trong gia đình tương tác với màn hình còn nhiều hơn là với tương tác với nhau?
6.
Bức tranh nói về lòng tham, cụ thể là lòng tham với tiền. Bạn sẽ không bao giờ là "quá giàu" khi bản thân không cảm thấy đủ. Dù đã có rất nhiều tiền, người ta vẫn cố gắng có thêm nhiều tiền, nhiều tiền hơn nữa,...
7.
Những mối quan hệ thời nay, bạn có thấy hình ảnh này quen thuộc chăng?
8.
Một bức tranh khá châm biếm thâm thúy về những ước mơ của chúng ta. Chúng ta mơ mộng có được thứ nào đó mà không nhận ra rằng những thứ đó sẽ không giúp thay đổi tình trạng của mình.
9.
"Bạn là những gì bạn ăn", nhưng có những người đang bị ám ảnh quá mức với việc ăn uống khỏe mạnh và đi quá xa.
10.
Nóng lên toàn cầu là những gì bức tranh này muốn hướng tới. Người ta thậm chí nướng thịt bò, hoặc chiên trứng dưới nhiệt độ mặt trời, điều đó cho thấy khí hậu đang ngày càng khắc nghiệt như thế nào.
11.
Đây là cách chúng ta thường đánh giá nạn nhân, một cách thật bất công. Chúng ta nghĩ người bị mất hai chân xứng đáng được quyên góp nhiều hơn người chỉ mất một chân, mà quên rằng người mất một chân cũng cần giúp đỡ. Chúng ta quá mải mê so sánh người với người, hoàn cảnh với hoàn cảnh, và rõ ràng điều đó mang lại nhiều tác hại hơn là ích lợi.
12.
Nóng lên toàn cầu sẽ khiến nhiều loài sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
13.
Những đứa trẻ bị camera vây quanh suốt cuộc đời.
(Theo Culture Hook)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 13 bức tranh châm biếm thâm thúy hiện thực cuộc sống, bạn có hiểu hết ý nghĩa của chúng? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].