Hãy lưu ngay vào đầu những điều này phòng khi gặp nguy hiểm nhé.
1. Quan sát xung quanh
Hãy chú ý quan sát mọi chi tiết xung quanh như tên đường, số nhà, các tòa nhà, cửa hàng, quán cà phê,... Biết địa điểm chính xác sẽ giúp bạn có thể gọi trợ giúp khi cần thiết.
Tránh những con đường nhỏ hẹp chỉ có 1 hoặc 2 lối ra vào.
2. Gọi điện tìm trợ giúp
Dùng điện thoại gọi cho bạn bè hoặc người thân ở gần nhất. Nói cho họ biết địa điểm của bạn và nhờ họ đến đón bạn.
Tốt nhất nên hẹn nhau ở nơi công cộng như quán cà phê hay cửa hàng nào đó. Nếu không mang điện thoại hoặc điện thoại hết pin, hãy vào một cửa hàng, văn phòng nào đó, nói cho họ biết bạn đang bị theo dõi và xin gọi nhờ điện thoại.
3. Đến những nơi đông người
Bạn sẽ dễ dàng cắt đuôi kẻ theo dõi nếu đến nơi đông người vì chúng sẽ không dám hành động trước mặt những người khác.
Nếu bạn vừa đi ra từ một con đường đông đúc, hãy giả vờ bạn quên thứ gì đó và quay ngược lại.
4. Đừng đi thẳng về nhà
Bạn có thể bị chặn lại khi đang cố về nhà. Hơn nữa kẻ theo dõi sẽ biết địa chỉ nơi bạn sống và có thể ở ngoài canh khi bạn ra khỏi nhà hoặc sẽ trở lại.
Do đó việc về nhà là không an toàn nếu bạn chưa đảm bảo 100% mình không còn bị theo dõi.
5. Dừng chân ở nhiều địa điểm bất ngờ
Bạn có thể sang đường mua cà phê, ghé thăm một người bạn hay đi mua sắm ở trung tâm thương mại. Hãy làm tuyến đường đi của bạn càng phức tạp càng tốt.
Kẻ theo dõi sẽ khó bám theo bạn hoặc thậm chí là chán nản từ bỏ.
6. Tận dụng cơ hội nắm bắt ngoại hình kẻ theo dõi
Cố gắng nắm bắt ngoại hình của kẻ theo dõi nhưng vẫn phải giả vờ bạn chưa phát hiện ra kẻ đó. Đừng quay đầu nhìn thẳng. Hãy nhìn qua cửa sổ, gương, ngã rẽ, nhìn quanh khi sang đường,...
Nếu bạn muốn trình báo vụ việc thì ngoại hình kẻ theo dõi có thể là thông tin quan trọng.
7. Thay đổi ngoại hình
Nếu bạn đang mặc nhiều áo, hãy cởi bớt áo ngoài. Kẻ theo dõi sẽ khó nhận ra bạn hơn khi đi trong đám đông. Hãy mang hoặc tháo dây kính râm, khăn, buộc tóc,... để thay đổi ngoại hình.
8. Bắt chuyện với ai đó
Cố gắng bắt chuyện với người nào đó trên dường, giả vờ họ là bạn của bạn để khiến kẻ theo dõi nghĩ bạn không phải đi một mình.
Bạn cũng có thể nói chuyện với nhân viên, bảo vệ ở những tòa nhà, cửa hàng bạn bước vào. Thông báo với họ bạn đang bị theo dõi và nhờ họ đi cùng bạn ở nơi công cộng cho tới khi bạn về nhà an toàn.
9. Quay lại và nhìn thẳng vào kẻ theo dõi
Nếu tất cả các giải pháp trên đều thất bại, bạn hãy thử làm điều này. Nhìn thẳng vào mắt kẻ theo dõi sẽ giúp bạn ghi nhớ khuôn mặt và nhận diện kẻ đó dễ dàng hơn.
Hãy tỏ ra tự tin, thể hiện rằng bạn biết rõ kẻ đó đang theo dõi bạn và bạn không sợ hãi.
Tuy nhiên đừng cố gắng nhìn chằm chằm quá lâu vì bạn có thể sẽ khiến kẻ đó tức giận, kích động.
10. Hét lớn
Nếu bạn cảm thấy tình hình đang tồi tệ, hãy hét lớn. Bạn có thể hét lo "Cháy!" thay vì "Cứu!" vì con người thường sẽ có phản ứng với tiếng kêu báo cháy nhiều hơn.
Âm thanh lớn đồng thời sẽ thu hút sự chú ý của mọi người và khiến kẻ theo dõi sợ hãi bỏ đi. Tuy nhiên cần hiểu rằng trong một số trường hợp, bạn có thể kích động kẻ tấn công khiến chúng bạo lực hơn.
11. Cầm sẵn chìa khóa trong tay
Nếu bạn có xe, bạn nên cầm sẵn chìa khóa càng nhanh càng tốt. Như vậy bạn sẽ không phải tốn thời gian lục tìm chìa khóa khi chạy trốn.
Ngoài ra trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể dùng chìa khóa làm vũ khí. Lưu ý đừng kẹp chìa khóa giữa các ngón tay vì có thể gây tổn hại các ngón tay và còn mất thời gian sắp xếp.
Hãy cầm chìa khóa như tư thế đang cầm dao hoặc hướng xuống phía dưới.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 11 điều bạn nên làm nếu bị ai đó theo dõi khi đang đi trên đường tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].