Ngâm bát đĩa, thức ăn vào bồn rửa
Chậu rửa là môi trường yêu thích để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, nhất là các loại vi khuẩn như: salmonella, trực khuẩn coli hoặc khuẩn tụ cầu. Nếu bạn ngâm bát đũa vào bồn rửa thì rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, để tránh rối loạn dạ dày và ruột cần rửa chén sau khi tiếp xúc với thực phẩm như cá sống, thịt sống...
Rửa tay bằng nước nóng
Trừ khi bạn rửa tay bằng nước sôi 100 độ C mới có thể giết một số vi khuẩn, nhưng rõ ràng chuyện này là không thể. Với nhiệt độ nước nóng ở mức có thể chịu được về cơ bản sẽ không giết chết vi khuẩn.
Thời gian rửa tay là quan trọng hơn cả trong trường hợp này: Cụ thể trong 5 giây bạn sẽ không làm sạch được bất cứ thứ gì, nhưng trong 30 giây bạn có thể tiêu diệt tất cả vi khuẩn trên tay. Chưa kể, nếu rửa tay bằng nước nóng thường xuyên, bạn đã làm giảm chức năng bảo vệ của da và dễ gây kích ứng hoặc viêm da.
Trang điểm khi tập thể dục
Rất nhiều chị em phụ nữ có thói quen đi tập thể dục ngay sau khi đi làm về và họ thường không nghĩ đến chuyện loại bỏ lớp trang điểm, thậm chí là với suy nghĩ kiểu gì chả tắm sau khi tập xong.
Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, da có cơ chế tự làm sạch và thoát khí. Chính vì thế, nếu bạn để nguyên lớp trang điểm, nó có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này gây ra mụn và nhiều vấn đề về da. Tốt nhất, trước khi tập thể dục hoặc làm việc nặng, bạn hãy làm sạch da của mình trước.
Dùng máy sấy khô tay
Thói quen của rất nhiều người là dùng máy sấy khô tay sau khi làm sạch. Tuy nhiên, máy sấy chứa rất nhiều vi khuẩn, bởi chúng hút và tích tụ, sau đó lây lan bằng luồng không khí. Khi bạn sử dụng, có thể chúng sẽ xâm nhập vào phổi, da hoặc cơ thể. Chính vì thế, hãy sử dụng khăn giấy khô sẽ hiệu quả hơn.
Sử dụng túi thực phẩm nhiều lần
Túi đựng thực phẩm sử dụng nhiều lần sẽ sản sinh ra rất nhiều vi trùng. Nếu bạn mua thịt sống trong túi, có thể sẽ làm lây lan vi khuẩn trên các sản phẩm khác, đặc biệt là trái cây và rau quả.
Vì thế, nên sử dụng túi một lần hoặc các loại túi tái sử dụng cần được giặt giũ đầy đủ.
Thái thịt và rau trên cùng một thớt
Tiến sĩ Charles Gerba, một nhà vi sinh học tuyên bố rằng một miếng thớt nhỏ có chứa vi khuẩn gấp 200 lần so với nhà vệ sinh. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không nên sử dụng thớt cắt thịt để thái rau làm món salad. Bởi khi cắt thịt sống, vi khuẩn salmonella và campylobacter xuất hiện (gây ngộ độc thực phẩm). Giải pháp là sử dụng 2 thớt khác nhau cho thịt và rau và chọn các tấm thớt bằng gỗ.
Sử dụng máy pha cà phê văn phòng
Máy pha cà phê là một môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn khác nhau, nhất là ở nơi công cộng. Do không được thường xuyên làm sạch nên máy pha cà phê sẽ tích tụ rất nhiều vi khuẩn.
Giữ điện thoại trong ví
Nhiều người vẫn nghĩ túi xách hay ba lô là một nơi sạch sẽ, tuy nhiên thực tế không phải như bạn nghĩ. Ví và ba lô rất ít khi được vệ sinh, lại chứa nhiều thứ, vì thế vi khuẩn có hại tích tụ rất nhiều.
Tốt nhất nên để điện thoại trong túi và đặt nó trong hộp, đây là cách hạn chế tối đa điện thoại bị nhiễm khuẩn. Điện thoại bẩn hơn so với với ghế nhà vệ sinh gấp 10 lần, vì thế bạn nên lau điện thoại bằng khăn ướt mỗi ngày.
Quần áo mùa đông đến mùa xuân mới giặt
Các chuyên gia khuyên bạn nên giặt mũ, khăn choàng, găng tay 1 - 2 tuần một lần. Bởi chúng tiếp xúc với miệng và mũi khá thường xuyên. Chúng tích tụ nhiều mầm bệnh, và làm suy yếu hệ thống miễn dịch nếu tiếp xúc liên tục.
Rã đông thức ăn ở nhiệt độ bên ngoài môi trường
Chúng ta thường không mấy để ý, nhưng sự thực nhiệt độ môi trường và tốc độ rã đông ảnh hưởng lớn tới chất lượng thực phẩm. Thịt, cá mang ra từ tủ lạnh để ngoài môi trường rất dễ nhiễm khuẩn, chính vì thế, nếu muốn ăn, hãy để thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn mát trước một thời gian nhất định để thực phẩm tự rã đông trong ngăn mát, điều này sẽ hạn chế phần nào vi khuẩn xâm nhập.
Theo Brightside
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 10 thói quen tưởng 'vô thưởng vô phạt' nhưng âm thầm hủy hoại sức khỏe mỗi ngày tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].