1. Stress
Những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng mệt mỏi, thiếu năng lượng và đau nhức cơ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Theo tổ chức Sleep Foundation, những mối bận tâm về công việc, trường học, gia đình có thể khiến não bộ phải hoạt động cả vào ban đêm, làm bạn khó ngủ.
Rối loạn tâm lý sau chấn thương hoặc những chuyện đau buồn cũng gây căng thẳng, khiến giấc ngủ khó khăn hơn.
2. Thay đổi đồng hồ sinh học
Nhịp sinh học ngày đêm là quan trọng nhất điều hành hoạt động trong 24 giờ của cơ thể, chi phối các quá trình sinh hóa, sinh lý, hành vi của cơ thể như ngủ, thức, ăn uống và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Vì vậy, khi đồng hồ sinh học thay đổi, chất lượng giấc ngủ cũng thay đổi theo.
Khi đi du lịch hoặc làm việc theo ca có thể gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, với những người làm việc quá nhiều vào buổi tối cũng dễ gây mất ngủ, khó ngủ và giấc ngủ không sâu.
Buổi tối, hãy để cho não bộ thư giãn và tránh xa các thiết bị điện tử sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.
3. Bệnh tuyến giáp
Những người có bệnh về tuyến giáp khiến tuyến giáp không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định cũng có thể gây mất cân bằng hormone khiến khó ngủ.
Ngoài ra, các loại thuốc để điều trị dị ứng, sổ mũi thông thường, huyết áp cao, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, hen suyễn, thuốc tránh thai và trầm cảm cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
4. Thừa mỡ bụng
Khi bạn có một lượng mỡ dư thừa ở bụng, cơ thể của bạn phải làm việc nhiều hơn để thở khi nằm xuống, và việc này có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ.
Mỡ bụng cũng có thể gây ra mức độ viêm nhiễm cao hơn trong cơ thể làm gián đoạn các đường dẫn thần kinh điều khiển giấc ngủ.
5. Thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D, ngoài việc có liên quan đến bệnh tim mạch, xương yếu, còn có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard cho thấy, vitamin D dường như có ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trong não và đóng vai trò điều khiển giấc ngủ.
6. Ngạt mũi
Thời tiết mùa đông khiến bạn dễ bị cảm lạnh, mũi bị ngạt.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Sleep and Human Health ở Albuquerque đã nghiên cứu 20 người bị chứng mất ngủ mãn tính và họ nhận thấy rằng, 90% người trong số họ đã thức giấc lúc nửa đêm có các vấn đề liên quan đến hô hấp.
7. Phòng ngủ lộn xộn
Nếu phòng ngủ là một mớ hỗn độn với quần áo, sách vở và đồ đạc, chắc chắn bạn sẽ khó có được giấc ngủ tử tế.
Theo các chuyên gia sức khỏe, phòng ngủ phải luôn luôn sạch sẽ, thoải mái và có ánh sáng thích hợp để có lợi trong việc thư giãn não bộ, giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
8. Có quá nhiều ánh sáng trong phòng
Khi có ánh sáng trong phòng lúc ngủ, cơ thể sẽ ức chế sản xuất hormone gây ngủ melatonin, điều này có thể gây rối loạn giấc ngủ.
Hiệu ứng này áp dụng cho cả ánh sáng tự nhiên lẫn ánh sáng nhân tạo như TV, ánh sáng điện thoại di động, đèn ngủ, vì vậy tốt hơn hết là tắt tất cả các thiết bị điện tử trong phòng và tắt đèn trước khi đi ngủ.
9. Ăn quá nhiều vào buổi tối
Khi ăn quá nhiều vào buổi tối, thức ăn từ dạ dày vào thực quản sau khi ăn khiến não bộ tỉnh táo, tinh thần không thư giãn để chìm vào giấc ngủ.
Ăn nhẹ vào bữa tối sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và còn rất tốt cho sức khỏe. Ngược lại, ăn quá nhiều lại gây khó khăn để tiêu hóa, cơ thể trở nên nặng nề, không thoải mái khi nằm và khó chìm vào giấc ngủ hơn.
10. Mất ngủ do tiếng ồn xung quanh
Giấc ngủ chúng ta thường được chia thành 5 giai đoạn nhỏ đó là: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ màng.
Đối với người bị khó ngủ thì ở giai đoạn thứ nhất và thứ hai là dễ bị đánh thức bởi tiếng ồn nhất. Tiếng ồn dễ gây tỉnh giấc nhất đó là những tiếng ồn mạnh như: tiếng còi xe, tiếng mở, đóng cửa mạnh, tiếng xoong nồi, tiếng người nói...
Những tiếng động này không chỉ khiến bạn dễ tỉnh giấc mà còn gây ra tâm trạng ức chế, khó chịu.
LamBạn đang xem bài viết 10 lý do khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].