Trong quá trình chữa bệnh, bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức từng gặp một nghệ sĩ trẻ 30 tuổi đã mắc ung thư phổi di căn sang xương.
Theo bác sĩ Khánh, ung thư phổi là một trong những ung thư “hung hăng và nguy hiểm” nhất trong số những tổn thương ung thư các loại.
Trong năm 2012, toàn thế giới có đến 1, 8 triệu người mắc ung thư phổi, trong đó có 1,6 triệu người tử vong, đây là ung thư “giết người” nhiều nhất ở nam giới và nhiều thứ 2 ở nữ giới (sau ung thư vú).
Bác sĩ Khánh lo ngại, hầu như ung thư phổi không có triệu chứng. Khi chúng ta có triệu chứng như ho, đau tức ngực, khó thở… nghĩa là đa số các trường hợp bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Với ung thư phổi, giải pháp tốt nhất là dự phòng nó. Khi đau ngực, ho kéo dài, khó thở, ho máu…nghĩa là cuộc chơi đã an bài, và chúng ta là bên nắm cơ hội chiến thắng rất nhỏ nhoi.
Bác sĩ Khánh khuyên mọi người ghi nhớ 6 điều sau để phòng tránh bệnh ung thư phổi cho mình và những người xung quanh:
Bỏ thuốc lá
Đây là ưu tiên số 1, hầu hết nam giới ung thư phổi đều có hút thuốc lá nhiều năm. Ông nội BsKhánh cũng nghiện thuốc lá vấn (ngày xưa) và ông đã ra đi vì ung thư phổi khi bác sĩ đang học sinh viên Y năm thứ 3, anh chị ạ. Cha Mẹ, con cái, vợ và đồng nghiệp hút thuốc lá thụ động khi trong nhà, cơ quan có người hút thuốc lá thì nguy cơ cũng cao không kém người hút thuốc.
Bảo hộ lao động
Những người có tính chất nghề nguy hiểm như hầm mỏ, than đá, xăng dầu, phẩm nhuộm, phun sơn, công nghiệp nhựa, kỹ nghệ kim loại nặng… cần có bảo hộ khẩu trang chuyên dụng cũng như các bảo họ khác như kính, găng tay, áo quần.
Loại bỏ hoàn toàn tấm lợp Fibro xi măng trong nhà hoặc chuồng gia súc hoặc trải đường đi.
Tổ chức Y tế thế giới đã báo cáo về mối liên hệ rất rõ ràng giữa A-mi-ăng với ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư biểu mô…
Điều đáng buồn là hiện nay, Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi còn nhập Fibro xi măng về để sử dụng. Vì sức khoẻ, chúng ta cần thay thế tấm lợp này bằng những vật liệu thân thiện và ít hại cho sức khoẻ hơn, anh chị nhé!
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Khoảng 30% nguyên nhân các loại ung thư bắt nguồn từ thói quen ăn uống không kiểm soát của chúng ta.
Vận động thể thao thường xuyên
Đây cũng là yếu tố cốt lõi, khi cơ thể chúng ta khoẻ mạnh và chuyển hoá-trao đổi thường xuyên, thông khí phổi tốt, khả năng miễn dịch sẽ được nâng lên, lúc đó các tế bào lạ cũng ít có cơ hội phát triển thành khối u.
Chạy bộ, đạp xe đạp, bơi, YOGA, thiền, GYM... là những môn thể thao tốt và được nhiều chuyên gia sức khoẻ khuyên áp dụng.
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như người hút thuốc, người làm việc trong môi trường độc hại (như Bs nêu phía trên). Chụp xquang phổi, khi nghi ngờ hoặc đối tượng nguy cơ cao thì cần chụp cắt lớp phổi để phát hiện thật sớm những tổn thương nghi ngờ.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh hiện đang công tác tại Khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức.
Bác sĩ Khánh về công tác tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2009, sau khi tốt nghiệp khóa 100 Đại học y Hà Nội và học xong bác sĩ đa khoa.
Bác sĩ Khánh có tuổi thơ nghèo khó tại xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, Nghệ An, một xã rẻo cao, sát biên giới với Lào, nơi mà phải đi bộ đến 18 km mới đến được trường tiểu học.
Năm 6 tuổi, anh xa bố mẹ, về ở với bà nội tại một xã ven biển ở Hà Tĩnh để được đến trường. Khao khát học để đổi đời, Khánh học rất chăm và rất giỏi. Anh từng được giải quốc gia môn sinh học và được tuyển thẳng vào một trường đại học bất kỳ.
Từ đầu năm 2017, bác sĩ Khánh thường xuyên phát trực tiếp (livestream) trên facebook tư vấn các vấn đề cột sống cho người bệnh.
Từ tháng 11/2017, bác sĩ Khánh ra mắt “Quỹ đầu tư phẫu thuật cho bệnh nhân nghèo”.
BS Trần Quốc KhánhBạn đang xem bài viết 10 lời khuyên của bác sĩ từ trường hợp bệnh nhân 30 tuổi đã mắc ung thư phổi di căn xương tại chuyên mục Chiến thắng Ung thư của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].